Cưới ma - Chu Đức Đông
HotCưới ma là cuốn tiểu thuyết được xây dựng dựa trên một tục lệ phổ biến tại Trung Quốc, một tục lệ dựa trên cơ sở tin vào sự tồn tại của “thế giới bên kia”: minh hôn hay minh phối, quỷ hôn, u hôn, âm hôn...
“… Dù cùng ai người nguyện cầu vĩnh viễn,
Sau vĩnh viễn người lại thuộc về anh.
Dù người hẹn với ai cả lai sinh,
Thì kiếp này cũng cho anh kỉ niệm.”
Có những câu chuyện kinh dị ám ảnh người đọc vì câu từ, hình ảnh miêu tả, tình tiết v.v… và có những ám ảnh đến từ sự khơi gợi điểm tối trong bản thân mỗi con người, cùng cái vòng lẩn quẩn mãi không chấm dứt. Cưới Ma là một câu chuyện như thế.
Mở đầu với những tình tiết rất đỗi đời thường của nhân vật nữ chính Lục Lục nhưng lại gây ra sự căng thẳng mơ hồ về các mốc thời gian trùng lặp và những tưởng tượng “có căn cứ” của Lục Lục. Và rồi câu chuyện dẫn ta về thời điểm mà bạn trai của Lục Lục, Chu Xung, tìm ra tấm ảnh “Cưới Ma” trong thùng rác máy tính - thời điểm khởi đầu cho mọi sự bất thường như đã được dàn xếp.
Câu chuyện đưa người đọc vào hết vòng luẩn quẩn này sang cái vòng luẩn quẩn khác mà không thể tìm được cách thoát ra, từ đầu đến cuối truyện. Người đọc sẽ được tác giả dẫn vào trong những bí mật, và thậm chí gần như sắp phát điên cùng với nhân vật Khúc Thiêm Trúc khi cứ lặp lại trật tự bí ẩn của con số 142857 mà không thể tự nghiệm ra bí mật nào sẽ đi cùng trong dòng số ấy, và cả với tình tiết đang chờ đón phía sau.
Điền Phong – nhân vật trung tâm của câu chuyện này – mang hình thể con người, nhưng về bản chất là một sinh vật kỳ bí nào đó mà ta không thể tưởng tượng được. Anh ta cũng khát khao yêu thương và được yêu thương. Anh ta làm tất cả mọi chuyện chỉ để an ủi tâm hồn đã bị nhuốm đen của mình. Để rồi lúc nào anh cũng phải lựa chọn cho chính bản thân kết cục tiêu cực nhất.
Người đọc có thể có được những cảm giác rờn rợn và thậm chí ám ảnh qua ngòi bút của Chu Đức Đông. Thật giả lẫn lộn, không phân biệt đâu là âm, đâu là dương, đâu là tưởng tượng, đâu là thực tế, đâu là người… và đâu là ma. Độc giả còn có thể dễ bị hoang mang và có nỗi ám ảnh mơ hồ bủa vậy, khiến họ phải đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: Giữa tình yêu và sự sống của bản thân, phải từ bỏ một thứ, trong hoàn cảnh đó, ta chọn gì?Về xây dựng tình tiết thì dù có khá nhiều tình tiết dư thừa, nhưng lại được tác giả để ngỏ, hoặc bỏ quên đi một các hữu ý. Vì xét cho cùng, điều đó làm cho câu chuyện thật hơn, gây thắc mắc không giải thích được và những tưởng tượng trong đầu người đọc. Cũng bởi trên thực tế, ta cũng có bao giờ hiểu được hết những hiện tượng xung quanh?
Có thể có người sẽ mong chờ một logic nào đó hơn trong câu chuyện này, hay về tình tiết sẽ liên quan đến những lý giải về tục lệ “Minh Hôn” ngày xưa, v.v… Hãy tự đặt ra câu hỏi: Người xưa đã có dụng ý, và những gì xảy ra trong cõi âm dương, liệu ta có khả năng lý giải? Bên cạnh đó, có logic nào đặt ra cho những tưởng tượng của con người?
Cưới Ma
Dù người đi, bỏ căn phòng hoang hóa,
Thì cũng để chìa khóa lại cho anh.
Dù người đi, để tình mọc rêu xanh,
Thì cứ kê nguyên lành hai chiếc ghế.
Dù người mang nhan sắc cho nhân thế,
Thì cũng xin gửi lại chiếc gương soi.
Dù người ngả vào kẻ khác mất rồi,
Thì cũng để bóng hình xưa ở lại.
Sinh hay tử, suy cho cùng đều là bí mật của thời gian, cứ thế chảy trôi, không tài nào nắm bắt. Nhưng nhân loại lại phát minh ra máy ảnh, khác nào ôm ảo tưởng níu giữ từng khoảnh khắc, gây sơ hở cho thiên cơ.
Cưới Ma bắt đầu mở ra từ một tấm ảnh thời Dân Quốc. Đó là một tấm ảnh hoàn toàn bình thường, đã trôi nổi trên mạng rất lâu, không rõ lai lịch từ đâu. Chỉ là một tấm ảnh câm lặng, nhưng đã khiến cho vô số người gặp ác mộng, thậm chí sợ hãi đến phát điên. Ảnh chụp một chú rể còn sống, đứng bên một cô dâu đã chết bị buộc vào giá gỗ cho thẳng người. Cô dâu thì nhắm mắt, hai bàn chân lơ lửng chứ không chạm đất, cũng không nhìn thấy tay phải của cô ta.
Bao nhiêu người đã xem và đã sợ, đến khi muốn xóa khỏi máy tính thì không tài nào xóa được. Hễ mở máy thì nó đã nằm sẵn trong recycle bin.
Người ta đồn rằng, nếu cặp đôi nào tìm đến địa điểm từng chụp bức ảnh này, rồi cũng chụp một bức ảnh hai người, thì thể nào cũng có người nhắm mắt người mở mắt, và người mở mắt sẽ chết trước.
Rất nhiều cặp tình nhân không cưỡng được tò mò, không hẹn mà cùng đưa nhau đến nơi chốn mù mịt chướng khí nằm ngoài bản đồ và ngoài vùng phủ sóng ấy, cùng chụp tấm ảnh, rồi cùng cúi đầu chờ lời phán định của Tử thần.
Thông tin tác giả
Chu Đức Đông là tác giả chuyên viết tiểu thuyết kinh dị hàng đầu tại Trung Quốc. Anh đã xuất bản 17 bộ tiểu thuyết kinh dị với lượng tiêu thụ đáng mơ ước, giúp anh có tên trên bảng vàng Nhà văn triệu phú hằng năm, trong đó có Ngã ba đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, và Cưới ma cũng đang được lập kế hoạch để đưa lên màn ảnh rộng. Ngoài vai trò một nhà văn, Chu Đức Đông còn rất thành công trong vai trò biên kịch, diễn giả, và gương mặt đại diện cho hãng máy ảnh Canon tại Trung Quốc.
Thông Tin Sách
Nhận xét biên tập viên
Nhận xét người dùng
-
{{#owner}}
-
{{#url}}
{{#avatarSrc}}
{{/avatarSrc}} {{^avatarSrc}} {{& avatar}} {{/avatarSrc}}{{name}} {{/url}} {{^url}} {{#avatar}} {{& avatar}} {{/avatar}} {{name}} {{/url}} - {{/owner}} {{#created}}
- {{created}} {{/created}}