Tt eSport Theron

Hot
 
4.0
 
0.0 (0)
5247 0 1 0
A Updated

Thông tin sản phẩm

Model
Tt eSport Theron

Tt eSport Theron là chuột được khuyên dùng dành cho game RTS với thiết kế đẹp mắt, chất lượng tốt. Tuy nhiên các tính năng chủ yếu kế thừa từ các dòng chuột đi trước và không thể gắn trực tiếp Macro vào nút. Hơn nữa trọng lượng cũng khá nặng so với tay của người châu Á

Thông tin thiết bị :

Camera : Nikon D90 và lens Nikkor 18-70mm f3.5-4.5G, Nikkor 85mm f1.8D
Mouse: Tt eSports Theron
Background: Razer Pro|Pad, mặt bàn.


Sơ lược : 

Tt.Esports, một lĩnh vực non trẻ của Thermaltake Đài Loan đang bùng nổ và mưu đồ lấn sân sang thị trường Việt Nam. Bên cạnh các ông lớn trong giới gaming gear Razer, Steelseries, Microsoft, Roccat,... thì Tt.Esports, nhất là ở thị trường VN chỉ là thằng oắt con hôi sữa. Tuy nhiên, thế hệ đi sau luôn có sữa bò sữa dê ngon hơn thế hệ đi trước có khi còn chả đủ sữa mà uống...cho nên việc học hỏi, áp dụng kinh nghiệm, công nghệ của mấy gã khổng lồ đã được Tt.eSports vận dụng triệt để.

Thế hệ mới của Tt.Esports được đặt dấu ấn bằng logo Battle Dragon vô cùng ấn tượng với đường liền một nét. Bản thân người viết cũng có chút giật mình khi Tt.Esports đổi logo chỉ vỏn vẹn 2 chữ Tt xấu xí sang một con rồng cong cớn đáng yêu. Chắc Thermaltake sợ gamer hiểu lầm là PR cho HKT, sẽ bị ôm cả rổ gạch.


Blue-led Logo - Battle Dragon by  Hạo Nguyên, on Flickr

 

VÀO ĐỀ : 

Nhân vật kỳ này lên bàn mổ là Tt.Esports Theron : cỗ xe tăng RTS gaming mouse đến từ Tt.Esports.



[h2shop] Tt.Esports Theron fullbox by Lê Hạo Nguyên, on Flickr



Thông số cơ bản :

- Avago ADNS-9500 Laser sensor 
- 5700DPI max - 100DPI per step - On-the-fly Sensitivity
- 125/500/1000Hz polling rate
- 165 Inches-per-second tracking speed
- 10.8 Megapixels per second 
- 30G Maximum acceleration 
- 2mm Lift-off distance
- 128kb onboard memory
- Up to 40 Macro Keys for 5 Profiles
- Lighting color options 
(red/green/lightgreen/blue/lightblue/cyan/purple)
- Right hand egonomic design
- Rubberized coating
- 8 buttons
- 1.8m cable length - gold plated USB jack
- 135gram weight + 5 x 4.5gram weight-in
- (LxWxH) 123.65 x 73.8 x 40.2mm

Một thực tế củ chuối là Theron có thể lên tới 5700DPI thay vì 5600DPI như ghi trên box, và set profile max = 40 thay vì 45 
(Nếu có thắc mắc về thông tin, các đồng chí có thể quote ngay trong topic.)


Tổng quan thiết kế : 

Tổng hợp tinh hoa của đàn anh đi trước, Theron đã được "trang điểm" bằng 2 nút phụ bên hông trái với default là back/forward, cùng với 2 nút up/down on-the-fly sensitivity 4 mức DPI tự thiết lập trong driver, ngay dưới scroll với design khá thuận mắt ...Và đặt dấu ấn riêng bên hông phải với 1 macro button không có chức năng default. Đèn led 2 vạch đỏ thông báo mức độ DPI : 
- level 1 = led off 
- level 2 = led 1 
- level 3 = led 2
- level 4 = led 1+2.

Thiết kế dành cho kiểu cầm Palm grip hoặc Finger tips, là gì thì mời các đồng chí google hộ nhé. Với 2 cách cầm chuột này thì Theron thực sự ngon lành với việc ăn tươi nuốt sống em nó bằng cách ôm trọn lòng bàn tay hoặc mát xa nhẹ nhàng với 5 đầu ngón tay duỗi thẳng. Tuy nhiên nếu với Claw grip thì Theron thực sự là ác mộng do hông trái có độ lõm không sâu như Razer DeathAdder, việc cầm nắm khá khó chịu, chưa kể thói quen nhấc chuột nhiều thì với cách cầm này người viết hay bị chạm nhầm vào 2 nút phụ hông trái, rốt cuộc Theron cũng chỉ là con xe tăng đứt xích hoặc cụt nòng.

Ngoài ra, người viết sẽ so sánh kích thước trực tiếp với Razer DeathAdder, 1 con mouse quá quen thuộc với gamer để tăng sự hình dung thực tế một cách sát thực nhất :

1. Phần lưng gồ cao nhất : Theron/DA = 4.02/4.4 cm
2. Phần trọng tâm 2 nút : Theron/DA = 2.3/2.7 cm
3. Kích thước trọng tâm chiều ngang : Theron/DA = 6.5/6.0 cm

Như vậy, với kiểu cầm Palm hay Finger thì hầu như không khác nhau giữa 2 em mouse này, chỉ cần làm quen lại một chút, nhưng Claw grip lại khác một trời một vực. Khuyến cáo ai có thói quen cầm Claw thì đừng mơ mộng đến em này làm gì, kẻo xe tăng lại thành taxi tải thì hỏng.


Tt.Esports Theron top size by Lê Hạo Nguyên, on Flickr
Nhìn từ trên xuống, cỗ xe tăng Theron có vẻ khá thiện chiến.



Tt.Esports Theron left side by Lê Hạo Nguyên, on Flickr
Thiết kế cho kiểu cầm Palm grip/Finger tips, bên hông trái Theron có phần hơi lõm.



[h2shop] Tt.Esports Theron right side by Lê Hạo Nguyên, on Flickr
Và hông phải nhô ra khớp với ngón nhẫn + ngón út.



[h2shop] Tt.Esports Theron : On-the-fly sensitivity buttons by Lê Hạo Nguyên, on Flickr
Scroll và 2 nút điều chỉnh DPI.



DPI tự thiết lập với 4 mức độ.

Bộ tạ "weight-in" với 5 viên tạ 4.5gram rất hữu dụng cho những người thích xài chuột nặng cho chắc tay. Cá nhân người viết khi quẩy Counter-Strike 1.6 cũng lắp 3/5 viên tạ để tăng độ nặng tránh sai lệch do trọng lượng quá nhẹ. Một kinh nghiệm khi lắp tạ em này là nếu không lắp 5 viên thì hãy lắp sao cho cân xứng, tránh lắp lệch một bên để cân đối trọng tâm chuột.


Ở đáy chuột có thêm 3 nút chức năng (switch buttons) :

1. Nút trên là chuyển đổi polling rate 125/500/1000Hz
2. Nút dưới là chuyển đổi profile 1-5
3. Nút gạt Lock/Unlock là để khoá/mở các nút macro (bao gồm 3 nút bên hông và 2 nút switch DPI on-the-fly)
Những chức năng này cùng với 128kb memory onboard quá hữu dụng khi vác đi onlan, gamer chẳng bao giờ phải quan tâm tới việc cài driver khổ sở với những con máy Deepfreeze phần mềm, chẳng bao giờ phải lo bấm nhầm nút phụ. Yeah right f...[BEEP*]...king excellent.

Feet chuột là 2 miếng teflon khá to và trải rộng, trên thực tế khi review người viết đã mài feet trên pad Razer Pro|Pad (hardpad) trong khoảng 1 tuần, nhưng khi di trên pad SS Qck+ CS:GO limited edition vẫn có độ mượt nhất định. Điều đó cho thấy feet Theron rất đặc, độ dày feet lên tới 0.5mm (thuộc dạng khá dày).

 

USB gold plated - mạ vàng như bao người anh em khác :


Đến đây chắc có lẽ phần lớn các đồng chí muốn thịt em nó lắm rồi, nhưng cứ củ từ, Tt không để các đồng chí phải sôi ruột đâu. New seal inbox nhưng các đồng chí vẫn có thể ướm tay vào thử : thiết kế box hở phía dưới đặt vừa cổ tay cho các đồng chí nắn bóp em nó thoải mái :

Phụ kiện inbox đi theo Theron :
1. Túi đựng mouse 
2. Vỏ ngoài
3. Sách giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Theron
4. Đĩa driver đi kèm
5. Thông tin chính sách bảo hành
6. Sticker 2 màu


[h2shop] Tt.Esports Theron accessories by Lê Hạo Nguyên, on Flickr



Driver : khá dễ sử dụng, có lẽ để các đồng chí tự vọc cho vui.

LÊN ĐÈN :


Theron có một chức năng rất giống với Razer Spectre : đổi màu led khi APM (actions per minute) tăng/giảm. Có vẻ Tt rất thích đua xe với Razer, tuy nhiên xe tăng với siêu xe thì so sánh có vẻ hơi lạc tông.

 

Trải nghiệm thực tế : 

Theo recommend của nhà sản xuất, Theron là cỗ xe tăng dành cho RTS game, bởi vậy người viết sẽ hành hạ em nó với game RTS trước.

I. WARCRAFT III melee
Game đầu tiên người viết test là game ruột vẫn hành mỗi tối để tăng độ khách quan khi trải nghiệm.

Như các đồng chí biết Warcraft III melee là game dàn trận chú trọng vào micro (điều khiển các chi tiết nhỏ) thay vì macro (điều khiển bao quát) như Starcraft. Vì lý do đó mà theo dõi các gosu thế giới, Warcraft III luôn đầu tư chuột mạnh hơn keyboard, trong khi các thánh Star hàn xẻng thì lại chú trọng keyboard hơn. Cảm nhận đầu tiên : phải nói là độ nặng 135gram không hợp lý với đa số gamer châu Á, và nhất là gamer đang dùng chuột nhẹ hơn (mitsumi, kova, kinzu, IE 1.1A, logi G100, blah blah). Tuy nhiên nếu đồng chí nào đang dùng DA3500 mà muốn đổi gió thì Theron quả thực là tuyệt vời. Bù lại feet teflon của Theron thật sự xuất sắc, độ trơn mượt gần ngang ngửa với teflon feet của SS Kana (đã được phong thánh về độ trơn), do vậy trọng lượng được "giảm" một cách đáng kể.

Tracking chuẩn tuyệt đối, những thao tác nhanh khi combat, khi select đều không có một chút skip pixel, negative acceleration - gia tốc âm, hay gia tốc dương (positive acceleration) làm sai lệch đường chuột. Ở mức low DPI (800) hay high DPI (3500) hay thậm chí là very high DPI (5700), tracking vẫn tuyệt đối ổn định.

Cảm nhận cầm nắm khi thao tác :

với Palm grip, Finger tips, Theron cho gamer một cảm giác rất an toàn vì sự chắc chắn. Nhưng giá như 2 nút chuột không thoải quá thấp, hay hông phải của Theron nhô ra thêm một chút nữa để ngón út được ôm trọn tình yêu thì cảm xúc sẽ thăng hoa hơn rất nhiều. Tội nghiệp ngón út mệt mỏi nhìn 4 thằng đồng đội hành lạc trong khi mình chả được cái miếng nào ráo. Thiết kế phần lưng gồ cao nhất không đặt ở trọng tâm mà lại hơi thoải về phía sau, nôm na là đít chổng đầu chúc chuẩn tư thế Lá diêu bông "tát gầu sòng vui bên em" (khá giống abyssus). Rất may, phần gồ này không quá xa trọng tâm. Lớp vỏ cứng cáp, chắc chắn phủ cao su nhung hút mồ hôi bám tay vô đối, nhưng mà phủ nhung thì biết rồi đấy, sẽ xuống mã tệ hại sau tầm 6-12 tháng sử dụng.

Về nút : 

Sử dụng omron switch, nhưng có lẽ vì lớp vỏ quá dày nên nút trái không thực sự mềm mại, cụ thể cho các đồng chí dễ hình dung : kinzu < Theron < DA, nút phải thì rất nhẹ và nhạy, rất phù hợp cho game chiến thuật. Macro buttons độ nẩy căng, mềm mại, sướng như thú nhún.

Về scroll và macro buttons : 

Scroll mượt đều, tuy nhiên với những ai khó tính thì sẽ cho rằng build chưa chắc chắn, vẫn nghe thấy tiếng kêu lọc cọc. Đẳng cấp mịn mượt vẫn chưa bằng scroll của SS Kana. Cuối cùng, mtfk Scroll-click khá cứng, so sh**...

Config của người viêt khá dị khi sử dụng macro buttons và scroll để sử dụng 6 item trong Warcraft III. Cụ thể : 2 nút phụ hông trái = numpad 4 và numpad 8, scroll-up = numpad 5, scroll-down = numpad 2. scroll-click = numpad 7 x2.


Độ trễ khi sử dụng các chức năng macro hoàn toàn không nhận thấy. Chỉ duy nhất một chi tiết rất yo-shit của Theron là không thể gán macro vào scroll-up & scroll-down như DeathAdder, cho nên khi test ingame người viết phải sử dụng 2 nút on-the-fly sensitivity default thay cho numpad 5 và numpad 2. Mỗi lần bấm hụt chỉ muốn đập chuột.


II. Counter-Strike 1.6

FPS game này được người viết sử dụng để test Sensor : 

Laser Avago ADNS-9500 thực sự đáng đồng tiền bát gạo khi trở thành trái tim của Theron, mắt đọc ổn định tuyệt đối ngay cả khi di trên...mặt thớt .__. So với những em mouse sử dụng ADNS-9500 đi trước như SS Xai hay SS Sensei, thì gia tốc mouse trong Theron rất thấp. Vẫn sử dụng DeathAdder mà người viết đang sử dụng lâu nay để làm cầu nối so sánh gia tốc :

*KHÔNG SỬ DỤNG 3 lệnh noforce quen thuộc để tắt gia tốc trong game, đây là config cá nhân của người viết :
- Cùng config 1700DPI/CPI, sens window 4/11, sens ingame 1.0 thì Xai, Sensei cho tốc độ chuột nhanh hơn DA rõ rệt.
- Cùng config 1700DPI, sens window 4/11 thì Theron cho tốc độ chuột gần như DA, nhanh hơn một chút.


Thớt - hình minh hoạ


Về vụ này thì người viết cũng chưa tìm hiểu hết được vì sao lại có việc chênh lệch tốc độ mặc dù cùng config, cũng có thể do infrared sensor và laser sensor khác nhau. Tuy nhiên, khi add thêm 3 lệnh noforce để tắt hoàn toàn gia tốc trong game thì tốc độ chuột đều như nhau. Chả sao cả, vẩy DE vẫn headshot đều 

FPS game như CS1.6 luôn là một thế giới khắc nghiệt với độ ổn định của mắt đọc gaming mouse, và Theron đã vượt qua được bài test. Bên cạnh đó thiết kế dáng cầm có phù hợp tay người dùng hay không, tốt nhất các đồng chí nên test để đỡ phải rước cục nợ về nhà, nhất là khi mouse 2 quá nhạy thì rất dễ bấm nhầm zoom/jump trong game bắn súng, tự thọt như chơi. Riêng với người viết cầm Claw grip thì có cho cũng...bán 


Tổng kết :


Ưu điểm :
- Kiểu dáng đẹp như không "lạ", nếu tinh ý có thể thấy ngay được sự pha trộn design giữa Razer, Steelseries và Logitech.
- Driver nhẹ, dễ dùng, chức năng tích hợp phong phú tiện dụng, đáng giá nhất là memory onboard, và cũng pha trộn tinh hoa của những gã khổng lồ đi trước. Cụ thể : 
a. Macro buttons, switch buttons (profile, polling rate), led và battle-led của Razer.
b. On-the-fly sensitivity button của Steelseries.
c. Weight-in (tạ) và DPI-led của Logitech.
Cuối cùng dấu ấn của Tt.Esports ở Theron chắc chỉ còn lại lock/unlock macro button.
- Laser sensor tracking ổn định ở mọi mức DPI.
- Teflon feet dày, đặc và mượt.


Khuyết điểm :
- Trọng lượng thực vẫn nặng so với tay gamer RTS châu á.
- Không dành cho Claw grip, cầm khá khó chịu.
- Là mouse recommend for RTS nhưng mouse 1 vẫn hơi cứng, mouse 1+2 không có độ sâu.
- Không thể gán trực tiếp macro vào nút, mà phải tạo profile trước và chọn trong danh sách profile, khá bât tiện.
- Phủ coating gần như toàn bộ body, dùng một thời gian xuống mã tệ hại.
- Design "tát gầu sòng" same same Abyssus.

Điều cuối cùng người viết muốn nhắc các đồng chí : TEST TRƯỚC KHI MUA.

Nhận xét biên tập viên

1 review
Tt eSport Theron chưa thật sự suất sắc
Đánh giá tổng thể
 
4.0
Chức năng
 
4.0
Hiệu suất
 
4.0
Giá cả
 
4.0
Tt eSport Theron là chuột được khuyên dùng dành cho game RTS với thiết kế đẹp mắt, chất lượng tốt. Tuy nhiên các tính năng chủ yếu kế thừa từ các dòng chuột đi trước và không thể gắn trực tiếp Macro vào nút. Hơn nữa trọng lượng cũng khá nặng so với tay của người châu Á

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
- Kiểu dáng đẹp như không "lạ", nếu tinh ý có thể thấy ngay được sự pha trộn design giữa Razer, Steelseries và Logitech.
- Driver nhẹ, dễ dùng, chức năng tích hợp phong phú tiện dụng, đáng giá nhất là memory onboard, và cũng pha trộn tinh hoa của những gã khổng lồ đi trước. Cụ thể :
a. Macro buttons, switch buttons (profile, polling rate), led và battle-led của Razer.
b. On-the-fly sensitivity button của Steelseries.
c. Weight-in (tạ) và DPI-led của Logitech.
Cuối cùng dấu ấn của Tt.Esports ở Theron chắc chỉ còn lại lock/unlock macro button.
- Laser sensor tracking ổn định ở mọi mức DPI.
- Teflon feet dày, đặc và mượt.
Nhược Điểm
- Trọng lượng thực vẫn nặng so với tay gamer RTS châu á.
- Không dành cho Claw grip, cầm khá khó chịu.
- Là mouse recommend for RTS nhưng mouse 1 vẫn hơi cứng, mouse 1+2 không có độ sâu.
- Không thể gán trực tiếp macro vào nút, mà phải tạo profile trước và chọn trong danh sách profile, khá bât tiện.
- Phủ coating gần như toàn bộ body, dùng một thời gian xuống mã tệ hại.
- Design "tát gầu sòng" same same Abyssus.
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 0

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account