Chuột chơi game Elecom M-XG3GBK: 4000DPI, cảm biến Avago 3090, nút bấm Omron

Hot
 
3.8
 
0.0 (0)
5709 0 1 0
Z Updated

Thông tin sản phẩm

Series
M
Model
Elecom M-XG3GBK
Bảo Hành
12

Elecom là một nhà sản xuất các thiết bị điện tử (smartphone, tablet, các thiết bị nghe nhìn...) tầm trung tương đối nổi tiếng ở Nhật. Ngoài lĩnh vực này, Elecom còn tham gia sản xuất linh kiện điện tử, vi tính, trong đó có chuột và bàn phím. Hôm nay Tinh Tế sẽ gởi đến các bạn bài đánh giá chi tiết một con chuột mới nhất trong dòng EX-G dành cho game thủ của họ là M-XG3GBK.

Thiết kế và tính năng


Mặc định cứ đồ chơi dành cho game thủ sẽ có giá cao, vì phần lớn trong số đó được thiết kế cao cấp, đắt tiền, kể cả những linh kiện phổ biến như chuột và bàn phím. Với con chuột M-XG3GBK, (một cái tên dài và khó nhớ, sau đây sẽ gọi tắt là 3GBK), nó lại có giá ở mức chấp nhận được so với hiệu năng đem lại, ở mức 1.050.000 đồng. Điểm lưu ý đầu tiên thì 3GBK là sản phẩm nội địa của Nhật Bản, tức là chỉ bán ở thị trường trong nước chứ không phải để xuất khẩu, do đó trên hộp không có bất kì chữ tiếng Anh hay tiếng nước nào khác ngoài tiếng Nhật, kể cả sách hướng dẫn sử dụng. Rất may là phần mềm quản lý chuột có giao diện tiếng Anh, dĩ nhiên vẫn còn sót vài cửa sổ tiếng Nhật. Đóng gói của sản phẩm rất đơn giản, bên trong chỉ có 1 con chuột và sách hướng dẫn, tất cả đều bằng tiếng Nhật.

Điểm ấn tượng đầu tiên khi cầm M-XG3GBK đó là rất ôm và vừa tay, hay dùng từ chuyên môn là "ergonomic" (từ điển dịch là Công thái học). Elecom thiết kế M-XG3GBK rất tốt, cảm giác cầm lên rất thoải mái và tự nhiên, mọi góc cạnh đều bo sát các đường cong của bàn tay phải (chuột này thiết kế dành cho người thuận tay phải), chỗ đặt các ngón như ngón cái, ngón đeo nhẫn, 2 ngón bấm (ngón chỉ và ngón trỏ) đều rất thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, thiết kế này chỉ phù hợp với kiểu cầm chuột Palm grip và Claw grip, tức cầm chuột bằng cả bàn tay, kiểu cầm Fingertip grip không phù hợp do chuột khá to và không được ôm ngón lắm nếu chỉ cầm bằng ngón tay.

Dây cắm USB được mạ vàng đầu cắm, dây được bọc vải dù màu đỏ chống đứt nhìn khá bắt mắt. Bên trên chuột ngay phía dưới con lăn là một đèn LED có thể đổi màu tùy theo chế độ profile đang sử dụng (có tổng cộng 5 profile thiết lập sẵn) và có thể đổi nhanh các profile này bằng nút G3 (mặc định). Mặt dưới của chuột lại quá đơn giản, không hề có 1 chút thông tin gì về nơi sản xuất, các thông số kỹ thuật cũng như các thông số tiêu chuẩn nhập khẩu ở các thị trường (có lẽ do chuột chỉ được bán trong thị trường Nhật). Chuột có 4 miếng feet rất to gần như bao trọn hết 4 cạnh nhằm giảm ma sát khi di chuyển trên mặt bàn, chất liệu được sử dụng là teflon quen thuộc, có độ trơn rất tốt nhưng cũng dễ mài mòn nếu sử dụng trên bề mặt cứng.

Với giá tiền 1 triệu đồng bỏ ra cho Elecom M-XG3GBK, chúng ta sẽ được một con chuột trang bị những phần cứng thuộc loại tốt nhất hiện nay trong phân khúc: cảm biến quang học Avago nổi tiếng ADNS-3090 với độ phân giải cao 4000dpi, 10 nút bấm trong đó có 2 nút Omron (JP) với độ bền lên tới 10 triệu lần click, cùng với 8Kb bộ nhớ onboard có khả năng lập trình macro ngay trong lúc chơi game (hardware macro). Vì vậy trên lý thuyết, M-XG3GBK là một con chuột tuyệt vời để chơi nhiều thể loại game khác nhau như FPS, RTS và MMO. Tuy nhiên thực tế khả năng trình diễn của Elecom tốt đến đâu?

Giao diện trình điều khiển (driver)


Giao diện trình điều khiển của Elecom phải nói gọn trong mất từ: "rất màu mè", tuy vậy các thiết lập được bố trí khá hợp lý và trực quan. Bên trong trình điều khiển có điều chỉnh khá nhiều thiết lập như:
- Chỉnh chức năng cho các phím bấm (10): bạn có thể thay đổi chức năng của từng loại phím khác hoàn toàn với chức năng mặc định, tùy thuộc vào game/ứng dụng bạn đang sử dụng, có tổng cộng 5 profile để bạn lưu các thiết lập này tương ứng với 5 game/ứng dụng ưa thích.

1.


- Lift off (nhấc chuột lên khỏi mặt bàn): Có thể điều chỉnh được độ lift off cho phù hợp với từng người dùng, có thể chỉnh tay theo khoảng cách thích hợp hoặc để auto cho driver tự điều chỉnh. Để cho dễ hiểu, khi sử dụng sẽ có rất nhiều lần chúng ta nhấc chuột khỏi mặt bàn, ở một khoảng cách nào đó thì con trỏ chuột vẫn chạy vì cảm biến quang học vẫn làm việc. Do đó tùy chỉnh lift off giúp thiết lập chuột biết khi nào ta nhấc khỏi mặt bàn để vô hiệu hóa con trỏ.

3.
Vẫn còn tiếng Nhật trong trình điều khiển!


- Chỉnh DPI: Theo 4 mức khác nhau, có thể chỉnh dpi riêng biệt cho 2 trục X và Y độc lập với nhau.

4.
 

- Tốc độ phản hồi (report rate hoặc polling rate): có 8 cấp, tối đa 1000Hz và tối thiểu 125Hz.

 
2.


- Tắt hoàn toàn chế độ gia tốc chuột (mouse acceleration): đây là chế độ khá hay nhưng lại rất không tốt cho game thủ, do đó trình điều khiển có lựa chọn tắt hoàn toàn chế độ quán tính này, giúp game thủ điều khiển hoàn toàn việc di chuyển của chuột. Thông thường con trỏ chuột sẽ có một quán tính nhất định, tức là rê chuột rồi ngưng nhưng con trỏ vẫn chạy vì còn quán tính. Tùy chọn tắt quán tính chuột cho phép chơi game chính xác hơn, không bị mất hồng tâm ở những game FPS.

- Khả năng lập trình macro: Elecom M-XG3GBK có khả năng lập trình macro khá mạnh mẽ, bạn có thể lập trình sẵn 1 chuỗi các hành động, lệnh từ chuột và bàn phím, chuỗi hành động này sẽ được ghi trực tiếp vào bộ nhớ 8 Kilobit của chuột, do đó khi bạn đem qua máy khác, không cần cài lại driver vẫn có thể sử dụng được các lệnh macro này, rất tiện lợi. Bộ nhớ trong 8Kb khá thoải mái và bạn có thể ghi đến hàng trăm các tổ hợp lệnh macro khác nhau (chỉ sợ bạn không nhớ hết thôi!).

6.


Trải nghiệm


Vốn được đánh giá là một trong những cảm biến quang học tốt nhất hiện nay, Avago 3090 cho phép chuột hoạt động rất tốt, di chuyển nhạy, đáp ứng cực nhanh, không hề có độ trễ (ở tần số 1000hz). Việc điều chỉnh được lift off đã triệt tiêu được nhược điểm của cảm biến quang học là độ lift off cao, do đó bạn không phải dán cao feet lên như các thế hệ chuột quang trước.

Các phím bấm rất mềm, nhạy và dễ bấm, thậm chí là rất dễ bấm và làm quen, do đó không ít lần bạn sẽ vô tình bấm nhầm luôn những nút phụ nằm xung quanh. 2 phím chính bấm vừa tay và chắc chắn, không quá mềm cũng không quá cứng, đây là đặc điểm của phím bấm Omron JP, ngoài ra với độ bền lên đến 10 triệu lần nhấn thì việc sử dụng chuột trong vòng 3 năm là điều hoàn toàn có thể được.

Để cụ thể hơn, mình đã thử khả năng của chuột với 2 game bắn súng FPS là Battlefield 4 và CoD: Modern Warfare 3, mousepad được sử dụng là Razer Goliathus 2013 Speed.

Trong cả 2 game này, hồng tâm của súng (crosshair) đều rất ổn định và dễ kiểm soát, việc sử dụng nút bấm Omron đã giúp cho kiểu bắn tapping với súng AK47 trong MW3 rất dễ chịu, đối với những game thủ có thói quen bắn kiểu spay nên tắt tính năng auto correction để chuột không tự động làm thay đổi đường bắn. Còn đối với những game thủ sử dụng chiến thuật camping (bắn tỉa) thì việc thay đổi tức thời độ nhạy DPI là rất có ích, ngay sau khi camp game thủ có thể chỉnh tăng DPI lên để lướt qua chỗ camp mới, rất tiện lợi, việc quay đầu 180o khá chính xác và không thấy hiện tượng loss (hồng tâm quay lên trời). Feet của chuột do sử dụng chất liệu teflon nên rất mượt, tuy nhiên do diện tích tiếp xúc khá lớn nên người viết khuyên game thủ nên sử dụng pad chất liệu trơn (như dòng Goliathus Speed, hơn là dòng Control).

Tuy nhiên cần phải nói rõ là việc chơi gaming gear luôn xoay quanh chữ "vừa tay", do đó không phải cứ trang bị một con chuột mắc tiền là bạn đã "lên tay" ngay đâu. Do đó trước khi quyết định mua một món gaming gear nào đó, bạn nên ra các showroom để cầm thử, sử dụng thử, cảm thấy thật ưng ý, quen tay thì hãy mua nhé. Trên thực tế là có những game thủ rất nổi tiếng như đội game Counter Strike Navi nổi tiếng vẫn tin dùng con chuột "huyền thoại" Microsoft I.E 3.0 đã ra đời từ cách đây... gần chục năm.

Tuy nhiên, vì có giá rẻ nên sản phẩm vẫn mắc một số nhược điểm về thiết kế khá dễ nhận thấy là phần đầu dây dẫn quá thấp, dẫn đến tăng lực ma sát khi sử dụng, nhất là đối với pad vải, để giải quyết nhược điểm này bạn nên sử dụng 1 thiết bị giữ dây (như Razer Bungee hoặc Roccat Apuri thì tốt hơn). Ngoài ra bên trong box không có đĩa driver đi kèm nên mình phải sử dụng Google Dịch để tìm trên trang web vốn toàn tiếng Nhật của Elecom.

Kết luận


Elecom M-XG3GBK là một con chuột chơi game có thiết kế tốt, cấu hình phần cứng ổn và trình điều khiển nhiều thiết lập có ích, giá 1 triệu đồng và được phân phối chính hãng ở Việt Nam. M-XG3GBK sẽ không làm cho bạn thất vọng với số tiền bỏ ra.

Nhận xét biên tập viên

1 review
Đánh giá
Đánh giá tổng thể
 
3.8
Chức năng
 
4.0
Hiệu suất
 
3.5
Giá cả
 
4.0
Elecom M-XG3GBK là một con chuột chơi game có thiết kế tốt, cấu hình phần cứng ổn và trình điều khiển nhiều thiết lập có ích, giá 1 triệu đồng và được phân phối chính hãng ở Việt Nam. M-XG3GBK sẽ không làm cho bạn thất vọng với số tiền bỏ ra.

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
+ Thiết kế tốt, rất vừa tay
+ Cảm biến Avago 3090 cho độ nhạy và độ phản hồi tuyệt vời
+ Nút bấm Omron với cảm giác bấm khá tốt
+ Nhiều nút bấm cho khả năng tùy biến macro tốt
+ Dây dẫn chắc chắn, bắt mắt, đầu cắm được mạ vàng
+ Giá cả hợp lý
Nhược Điểm
- Không có hướng dẫn bằng tiếng Anh, driver khó tìm
- Đóng gói sơ sài, không bắt mắt
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 0

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account