ASUSPRO BU400A - Một lựa chọn mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
HotThông tin sản phẩm
Cấu Hình Chung
ASUS là một nhà sản xuất máy tính có danh mục sản phẩm trải dài trên nhiều phân khúc, đối tượng khách hàng và giá cả. Các sản phẩm của ASUS tại Việt Nam phổ biến như dòng K/X với trẻ trung giá hợp lý, N Series giải trí đa phương tiện, UX Series Ultrabook bao cấp hay dòng chơi game G Series Republic of Gamer
Thiết kế:
BU400A là một chiếc Ultrabook 14" có thiết kế rất chắc chắn. Đây cũng là cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm máy trên tay. Khác với các dòng máy phổ thông của ASUS với thiết kế trau chuốt nhiều đường cong và màu sắc, BU400A có phần vuông vắn và toàn bộ máy từ vỏ ngoài đến mặt trong và mặt dưới đều 1 màu đen. Điểm nhấn duy nhất của BU400A là logo ASUS mạ chrome sáng trên nắp máy.
Là một chiếc máy cho doanh nhân nên ASUSPRO BU400A cũng được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD 810G.
Để duy trì độ mỏng cần thiết cho một chiếc Ultrabook thì bản lề của máy được làm chìm, cho góc mở tối đa 145 độ thay vì thiết kế bản lề lồi, cho góc mở 180 độ. Mặc dù vậy, việc đóng mở màn hình lại rất nhẹ nhàng và bạn có thể thực hiện chỉ bằng 1 tay.
Bên dưới bàn phím là bàn rê đa điểm kích thước lớn (10,5 x 6 cm) có độ nhạy cao và 2 nút chuột mềm, dễ bấm. Tuy nhiên, ASUS lại không trang bị TrackPoint (núm điều khiển) như thiết kế của ThinkPad hay EliteBook. Chiếc máy mình dùng được cài sẵn Windows 8, vì vậy bàn rê cũng hỗ trợ tốt các thao tác cử chỉ (Gesture) như vuốt 2 rìa bàn rê để mở App Bar, Charm Bar. Thế nhưng, thao tác cuộn lại khá chậm và có cảm giác không nhạy. Mình đã thử tìm cách tăng độ nhạy khi cuộn nhưng đáng tiếc là loại bàn rê mà ASUS trang bị cho máy là Elan SmartPad, không phải Synaptics quen thuộc và phần mềm đi kèm bàn rê này thiếu sót khá nhiều tính năng cần thiết.
2 bên bàn rê là khu vực chiếu nghỉ tay rộng rãi và chất liệu kim loại mang lại cảm giác rất mượt mà khi đặt tay ở đây. Rìa phải bàn rê có một cảm biến vân tay, đây cũng là trang bị tiêu chuẩn trên các dòng máy cho doanh nhân và doanh nghiệp.
Màn hình và âm thanh:
Về âm thanh, mình đã thử mở mặt dưới của máy và phát hiện BU400A có 2 loa khá to nằm, công nghệ Sonic Master tách biệt tại 2 góc máy phía trước, dưới chiếu nghỉ tay. Bù cho màn hình, chất lượng âm thanh của BU400A khá tốt. Màn loa lớn và đàn hồi mang lại âm bass/treble rõ ràng. Khi đặt tay tại khu vực chiếu nghỉ và mở nhạc, bạn có thể cảm nhận được sự rung động do âm thanh tạo ra. Chỉnh tối đa âm lượng, chất âm không có dấu hiệu nhiễu, méo. Vì vậy, có thể nói việc trang bị một hệ thống loa chất lượng sẽ khiến BU400A phù hợp hơn với môi trường doanh nghiệp, chẳng hạn như khi cần thực hiện một cuộc họp từ xa.
Hiệu năng:
- HĐH: Windows 8 64-bit;
- CPU: Intel Core i5-3317U, xung nhịp 1,8 GHz;
- GPU: Intel HD Graphics 4000;
- RAM: 4 GB DDR3;
- HDD: Hitachi 500 GB 5400 rpm.
Hiệu năng xử lý giữa các tùy chọn CPU Core i5 của BU400A không chênh nhau nhiều. Chỉ riêng giữa Core i5 và Core i3 thì mức chênh lệch mới thật sự đáng kể. Thử so sánh hiệu năng giữa Core i5-3317U và Core i3-3217U, chúng ta có thể thấy hiệu năng tổng thể, hiệu năng xử lý đơn lõi và tính năng của Core i5 đều hơn Core i3 từ 0,5 đến 1 điểm. Vì vậy, nếu có ý định mua chiếc máy này thì bạn nên chọn Core i5 nếu giá cả không quá chênh lệch. Thêm vào đó, nếu ai quan tâm đến tính năng bảo mật hay các doanh nghiệp muốn trang bị ASUS BU400A cho nhân viên và quản lý từ xa thì nên chọn Core i5-3427U bởi con CPU này hỗ trợ công nghệ Intel vPro. Intel vPro là một bộ bảo mật và quản lý tích hợp trong vi xử lý nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết đối với lĩnh vực bảo mật IT. Cụ thể, Intel vPro cho phép quản lý các mối đe dọa bảo mật, bao gồm rootkit, virus, malware. Bảo vệ máy tính khi truy cập các trang web có gắn mã độc. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và dữ liệu doanh nghiệp. Cuối cùng là cho phép quản lý, theo dõi, sửa lỗi máy tính từ xa.
Từ cấu hình trên, Windows Experience Index cho BU400A 4,7 điểm dưa trên thang điêm thấp nhất là hiệu năng đồ họa desktop. Các mức điểm còn lại như điểm xử lý CPU, điểm bộ nhớ RAM, hiệu năng đồ họa 3D và điểm ổ cứng đều khá cao.
3DMark 11 2013:
Thử kiểm tra khả năng đồ họa của máy bằng 3DMark 11 phiên bản 2013, BU400A đạt 30266 điểm trong bài test Ice Storm, 3104 điểm với bài test Cloud Gate và 410 điểm Fire Strike. Nếu so với một chiếc máy có cấu hình tương tự là Toshiba Satellite U840W thì kết quả của BU400A chỉ thua kém đôi chút do Satellite U840W có 6 GB RAM và dùng ổ cứng lai.
3DMark 11 v1.0.5:
PCMark 7:
Pin và nhiệt:
ASUS BU400A được trang bị pin 4 cell 3585 mAh (53 Wh) và được tích hợp vào máy thay vì cho phép tháo lắp. Để kiểm tra thời lượng pin, mình thử nghiệm với các tác vụ như sau:
- Bắt đầu từ 11:50 (99% pin), độ sáng màn hình 60%, Wi-Fi bật, chế độ pin Balanced, mở 10 tab Chrome để duyệt web, sau đó xem 1 bộ phim HD trực tuyến thì đến 13:00, pin còn 69%.
Về độ ồn và nhiệt, ASUS BU400A hoạt động khá im ắng khi tải vừa mặc dù được trang bị tới 2 quạt tản nhiệt. Nhờ thiết kế 2 quạt, luồng khí nóng được giải phóng qua khe tản nhiệt nằm tại cạnh sau máy, qua đó máy vẫn mát mẻ khi làm việc liên tục. Nhiệt độ CPU luôn duy trì ở mức 39 - 45 độ C và nhiệt độ board mạch chính cũng chỉ dao động từ 42 đế n 51 độ C.
Tổng kết:
Qua trải nghiệm thực tế, có thể nói BU400A là một chiếc Ultrabook đẹp dành cho doanh nhân và doanh nghiệp. Với sự kết hợp giữa độ bền theo tiêu chuẩn quân sự và thiết kế cải tiến, ASUS dường như đang muốn xóa bỏ suy nghĩ thiết kế "công nghiệp", cục mịch thường thấy trên những dòng máy tính cùng phân khúc của Dell, HP hay Lenovo. Tuy nhiên, sự thay đổi của ASUS có vẻ hơi nửa vời theo suy nghĩ của mình. Mình chắc chắn không ít anh em đọc bài viết này cũng đang dùng những chiếc máy dòng "trâu bò" như ThinkPad, EliteBook, Tecra hay Latitude. Những đặc điểm đã làm nên "biểu tượng" của những dòng máy vừa nêu có thể kể đến là chiếc núm điều khiển TrackPoint được nhiều người ưa thích vì sự tiện dụng và cổng Dock Station để kết nối với dock, tạo thành trạm làm việc. Tuy nhiên, ASUS BU400A lại không có những đặc điểm này. Có thể lấy lý do là Ultrabook cần phải mỏng nhưng HP EliteBook Folio 9470m và Dell Latitude 6430u cũng đều là Ultrabook mà vẫn có những đặc điểm trên, thậm chí bàn phím còn có đèn backlit. Vì vậy, ASUS BU400A vẫn chưa thật sự hấp dẫn nếu so với những đối thủ cùng phân khúc. Bên cạnh đó, cấu hình tùy chọn cho BU400A khá nghèo nàn, đây cũng là một khuyết điểm khi đem ra so sánh.
Thêm vào nữa, điều mà ASUS chưa làm được để nâng tầm BU400A là hệ thống phần mềm bảo mật đi kèm. Mặc dù có cảm biến vân tay, có công nghệ chống sốc ổ cứng 3 chiều và cả công nghệ mã hóa dữ liệu TPM nhưng trên máy, mình không tìm được thiết lập bảo mật toàn diện và nâng cao như HP ProtectTools hay Dell ControlPoint Security Manager. Mọi thiết lập trên BU400A đều khá rời rạc và thiết nghĩ ASUS còn phải học hỏi HP, Dell và Lenovo nhiều nếu muốn cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc khách hàng này. Mình tham khảo mức giá của chiếc BU400A cấu hình tương tự trên Amazon vào khoảng 1200 USD, chưa rõ mức giá mà ASUS sẽ bán tại thị trường Việt Nam.
Nhận xét biên tập viên
Ưu và Nhược Điểm
+ Trải nghiệm gõ phím tốt;
+ Chất lượng loa khá;
+ Vận hành mát mẻ.
- Tùy chọn cấu hình không đa dạng nếu so với các dòng máy cùng phân khúc;
- Thiếu các kết nối cao cấp chuyên dùng cho doanh nghiệp;
- Thời lượng pin trung bình.
Nhận xét người dùng
-
{{#owner}}
-
{{#url}}
{{#avatarSrc}}
{{/avatarSrc}} {{^avatarSrc}} {{& avatar}} {{/avatarSrc}}{{name}} {{/url}} {{^url}} {{#avatar}} {{& avatar}} {{/avatar}} {{name}} {{/url}} - {{/owner}} {{#created}}
- {{created}} {{/created}}