Microsoft Surface Pro 2 với phiên bản trước

Hot
 
4.0
 
0.0 (0)
3307 3 1 0
Z Updated

Thông tin sản phẩm

Series
Surface
Model
Surface Pro 2
Bảo Hành
12

Thiết Kế

Số Lượng Đóng Gói
1
Loại Thiết Bị
Hệ Điều Hành
Windows 8 pro
Kích Thước
mm x mm x mm
Màu Sắc
  • Xanh Dương
  • Đen
Chất Liệu Thân Máy
  • Nhựa

Hiển Thị

Kích Thước Màn Hình
10.6 inch
Độ Phân Giải (Rộng)
1080
Độ Phân Giải (Cao)
1920
Độ Phân Giải
1080 x 1920
Loại Cảm Ứng
Đa điểm

Phần Cứng

Bộ Xử Lý
, ,
Bộ Nhớ Trong
128 GB

Camera

Camera Sau
5MP
Camera Trước
0.3MP

Kết Nối

Bluetooth
4.0

Vậy là chưa đầy 1 năm, Microsoft đã phát hành thế hệ máy tính bảng thứ 2 là Surface Pro 2 và Surface 2. Phiên bản Surface Pro 2 chạy Windows 8.1 vẫn được quan tâm hơn cả bởi nó có thể xem như một chiếc laptop trong thân xác máy tính bảng. Người dùng sẽ có được sự cơ động lẫn hiệu năng phần cứng đủ để xử lý các công việc hàng ngày và thậm chí cao hơn.

 

Surface Pro 2 đã được Microsoft cải tiến khá nhiều về cấu hình mặc dù thiết kế bên ngoài của 2 thế hệ Surface Pro gần như không khác nhau ngoại trừ một thay đổi nho nhỏ ở phần chân chống. Nhân dịp mượn được chiếc Surface Pro 2 thì mình cũng xin gởi đến các bạn bài đánh giá và so sánh giữa 2 phiên bản Surface Pro dưới đây.

Cảm nhận thiết kế

Thiết_kế.


Như đã nói, Surface Pro 2 có thiết kế tổng thể không thay đổi so với phiên bản đầu tiên. Máy vẫn có thiết kế kế vuông vức với mặt cắt ngang hình thang và vật liệu chế tạo máy vẫn là ma-giê VaporMG màu Dark Titanium. Cầm máy trên tay, Surface Pro 2 mang lại cảm giác chắc chắn nhờ vật liệu và nặng tay bởi trọng lượng của máy vẫn tương tự Surface Pro 1, tức là gần 1 kg. Microsoft đã công bố họ đã giảm đi trọng lượng của Surface 2 rất nhiều so với Surface RT nhờ thiết kế mỏng hơn. Thế nhưng, Microsoft đã không thể làm một điều tương tự với Surface Pro 2. Trọng lượng khá nặng khiến Surface Pro 2 chưa tạo nên sự thoải mái khi cầm máy bằng một tay và thao tác bằng tay kia. Chẳng hạn như khi dùng máy để chụp hình thì bắt buộc mình phải cầm 2 tay để đảm bảo hình ảnh không bị nhòe. Mặc dù vậy, so với một chiếc máy tính có cấu hình tương đương thì Surface Pro 2 vẫn nhẹ hơn đáng kể và vẫn xứng đáng được gọi là máy tính bảng.

Nút_nguồn.
 
Cạnh_trên. Cạnh_dưới. Cạnh_phải. Cạnh_trái.


Mặt trước của Surface Pro 2 là một chiếc màn hình cảm ứng 10,6", được bảo vệ bởi một lớp kính cường lực tràn ra sát viền. Viền trên màn hình vẫn là webcam 720p, đối xứng bên dưới là nút Start cảm ứng. Tại các cạnh bên, vị trí các nút bấm và cổng giao tiếp cũng được giữ nguyên giữa Surface Pro 2 và Surface Pro. Nút nguồn nằm lệch tại cạnh trên bên phải, thiết kế to và dễ bấm. Nút tăng giảm âm lượng, jack 3,5 mm, cổng USB 3.0 đặt tại cạnh trái trong khi cổng nguồn và khe cắm thẻ microSD đặt tại cạnh phải. Tại cạnh dưới vẫn là một cổng tiếp xúc 6 pin dành cho các loại Cover. Vì vậy, nếu đặt Surface Pro 2 bên cạnh Surface Pro và quan sát từ phía trước thì bạn chắc chắn không thể nhận ra đâu là thế hệ mới và cũ.

Chân chống kiểu mới, dễ dùng hơn


Chân_chống.


Điểm khác biệt và đổi mới của Surface Pro 2 nằm ở phía sau, cụ thể là phần chân chống. Mình cũng có một khoảng thời gian dùng qua Surface Pro và thiết kế chân chống phía sau có đôi chút bất tiện bởi nó chỉ cho phép mở ra một góc cố định khá hẹp khiến màn hình nghiêng về sau khoảng 75 độ. Vì vậy, màn hình chỉ quan sát góc nhìn tốt và tư thế sử dụng máy thoải mái nếu đặt máy trên mặt bàn bằng phẳng. Thêm vào đó, góc mở hẹp cũng hạn chế việc thao tác trực tiếp trên màn hình và góc quan sát. Trên Surface Pro 2, Microsoft đã thiết kế lại phần chân chống và cho phép nó mở thêm 1 nấc nữa là 55 độ. Qua đó, khi đặt máy trên bàn hay trên đùi, mình có thể thao tác và gõ phím ảo trên màn hình dễ dàng hơn. Mặc dù đây là một thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng đế trải nghiệm cũng như hiệu năng sử dụng máy. Một thay đổi nho nhỏ khác nữa giúp bạn phân biệt Surface Pro và Surface Pro 2 là logo Windows trên phần chân chống đã biến mất và thay vào đó là dòng chữ Surface rõ ràng, thanh thoát.

Màn hình, loa, camera … vẫn vậy!

Màn_hình.


Surface Pro 2 được trang bị màn hình cảm ứng 10 điểm, kích thước 10,6" với tấm nền IPS và độ phân giải Full HD 1080p tương tự Surface Pro. Mặc dù Microsoft nói rằng họ đã tăng độ chính xác màu lên 46% nhưng so sánh giữa 2 chiếc máy thì mình chưa tìm ra điểm khác biệt đáng kể nào. Góc nhìn màn hình vẫn khá rộng ở 2 bên, đáp ứng nhu cầu chia sẻ nội dung tốt. Theo mình thì độ phân giải 1920 x 1080 px đã là đủ đối với một chiếc máy tính bảng 10,6" như Surface Pro 2 bởi lẽ giao diện Modern của Windows 8 rất thân thiện với ngón tay nhưng các ứng dụng Desktop vẫn chưa tối ưu cho giao tiếp cảm ứng. Vì vậy, việc Microsoft trang bị thêm một chiếc bút Stylus đã giúp giải quyết được vấn đề ít nhiều. Nói về stylus thì chiếc bút đi kèm Surface Pro 2 cũng không khác gì Surface Pro. Bạn vẫn phải dắt chiếc bút vào cổng sạc bằng nam châm và nó vẫn … dễ rớt ra ngoài. Thiết nghĩ Microsoft nên bố trí thêm một ngạnh hay một vị trí nào đó trên Surface Pro thế hệ tiếp theo để người dùng có thể đem stylus theo tiện lợi hơn.

Loa.


Loa của máy vẫn được thiết kế nằm ẩn bên trong và âm thoát ra ngoài qua khe hở tản nhiệt giữa mặt sau và cạnh máy. Có lẽ Microsoft đã không cải tiến gì về măt âm thanh trên Surface Pro 2 nên chất lượng âm thanh vẫn tương đồng giữa 2 phiên bản. Âm thanh rõ ràng nhưng hơi bé nếu so với một chiếc laptop và chấp nhận được nếu so với một chiếc máy tính bảng.

Camera_sau.


Tương tự Surface Pro, phiên bản Pro 2 được trang bị 2 camera và cả 2 đều có độ phân giải 720p. Webcam ở trước góc rộng, cho phép hội thoại video với nhiều người tốt hơn. Thế nhưng trải nghiệm chụp ảnh bằng camera sau lại không có gì thú vị. Góc chụp hẹp và chất lượng ảnh khá kém. 

Type Cover 2 có backlit, cảm giác gõ tốt

Bàn_phím.


Bên cạnh Surface Pro 2 thì mình cũng mượn được chiếc bàn phím Type Cover 2 - phiên bản nâng cấp từ Type Cover. Với chiếc bàn phím vật lý này thì bạn có thể soạn thảo tương tự một chiếc laptop thông thường. Trước đây mình cũng đã từng dùng qua Type Cover thế hệ đầu nhưng cảm giác gõ mà bàn phím mang lại không thoải mái, phím hơi nông và khoảng cách quá sát nhau. Thêm vào đó, bàn rê tích hợp trên Type Cover thế hệ đầu không hỗ trợ các thao tác (Gesture) của Windows 8 và bạn chỉ có thể dùng nó để di trỏ chuột hay cuộn trang. Lần này thì Microsoft đã nâng cấp Type Cover 2 và mình thật sự hài lòng với những gì mà nó mang lại. Một cảm giác gõ phím quen thuộc, tốt hơn bởi các phím có độ nẩy và khoảng cách phím cũng rộng hơn đôi chút. Khung phím và chiếu nghỉ tay giờ đây đã được bọc trong lớp sợi mềm giúp hạn chế hằn vết lên màn hình. Thêm vào đó, bàn phím Type Cover 2 đã tích hợp đèn nền backlit mặc dù độ mỏng không thay đổi. Đây là một điểm nâng cấp rất giá trị bởi nó sẽ phát huy tác dụng khi bạn dùng máy vào ban đêm hay ở nơi thiếu sáng. Ngoài ra, bàn rê của Type Cover 2 cũng đã hỗ trợ đầy đủ các thao tác điều khiển của Windows 8, qua đó bạn có thể thao tác với giao diện mới dễ dàng hơn. 

Hiệu năng cải tiến đáng kể

CPUBoss.PNG


Surface Pro 2 đã được nâng cấp rất đáng kể về cấu hình. Microsoft vẫn chọn dòng CPU Core i5 của Intel nhưng thế hệ chip Haswell. Qua đó, Surface Pro 2 vẫn đủ "khỏe" để làm việc đa nhiệm cũng như xử lý các tác vụ nặng đồng thời bảo toàn thời lượng pin so với việc lựa chọn Core i3 hay i7. Thêm vào đó, Microsoft cũng đã cung cấp tùy chọn RAM 8 GB cho các phiên bản bộ nhớ 256/512 GB nhằm đáp ứng nhu cầu phần cứng cao của người dùng. Phiên bản mình mượn được có cấu hình như sau:

  • CPU: Intel Core i5-4200U (Haswell) xung nhịp 1,6 GHz;
  • GPU: Intel HD Graphics 4400
  • RAM: 4 GB;
  • SSD: 128 GB.

Trước tiên về CPU Haswell trên Surface Pro 2, đây là một con chip tiết kiệm điện năng tương tự Core i5-3317U của thế hệ trước. Core i5-4200U có xung nhịp 1,6 GHz, Turbo Boost lên 2,6 GHz. Xung nhịp gốc của Core i5-4200U thấp hơn 0,1 GHz so với Core i5-3317U. Mặc dù vậy, Ttheo đánh giá của CPUBoss, hiệu năng xử lý đa lõi và đơn lõi của Core i5-4200U có phần nhỉnh hơn Core i5-3317U.

Về phần GPU Intel HD Graphics 4400, đây là GPU tích hợp trong vi xử lý ULV Haswell của Intel như Core i5-4200U và Core i7-4500U với tần số từ 200 đến 1100 MHz. Do được thiết kế dành cho các chip ULV nên xung nhịp của HD Graphics 4400 thấp hơn so với HD 4600. So với phiên bản ULV của dòng GPU HD Graphics 4000 trên thế hệ Ivy Bridge thì hiệu năng của HD 4400 cao hơn từ 20 đến 30%. Hiệu năng này đạt được nhờ sự cải tiến về cấu trúc và tăng số lượng đơn vị thực thi (Execute Unit), cụ thể là 20 EU so với 16 EU của thế hệ HD Graphics 4000.

Để kiểm chứng, mình đã cho 2 phiên bản Surface Pro thực hiện qua một loạt bài test như 3DMark 11, 3DMark 13, PCMark 7 và CrystalDisk Mark. Các thử nghiệm đều được thực hiện với phiên bản Windows 8.1 trên Surface Pro và Surface Pro 2.

3DMark_11.PNG


Với bài thử hiệu năng đồ họa 3DMark 11, Surface Pro 2 đạt 994 điểm cho nội dung Performance dành cho hầu hết các máy tính thông thường, hơn Surface Pro 343 điểm. Tương tự với bài thử Extreme với nội dung đồ họa nặng thì Surface Pro 2 tiếp tục qua mặt Surface Pro với 301 điểm, hơn 99 điểm.

3DMark_13.PNG


Chuyển sang một công cụ mới hơn là 3DMark 13, Surface Pro 2 tiếp tục cho thấy hiệu năng đồ họa vượt bật so với Surface Pro như công bố của Microsoft. Điểm số của cả 3 bài test Ice Storm, Cloud Gate và Fire Strike của Surface Pro 2 đều hơn hẳn Surface Pro.

PCMark_7.PNG


Với bài test PCMark 7 về hiệu năng tổng thể của hệ thống, Surface Pro 2 đạt điểm trung bình 4880, cao hơn 1 chút so với Surface Pro là 4620 điểm. Điểm số chi tiết ở các gói test của Surface Pro 2 vẫn nhỉnh hơn Surface Pro trong khoảng từ 100 đến 300 điểm.

CrystalDiskMark.PNG


Cuối cùng, tốc độ đọc/ghi ổ cứng SSD của Surface Pro và Surface Pro 2 cũng cho thấy sự khác biệt. Qua phần mềm CrystalDisk Mark, chúng ta có thể thấy tốc độ đọc trung bình của Surface Pro 2 và Pro không chênh lênh nhau nhiều, 476,5 MB/s so với 441,6 MB/s. Tuy nhiên, tốc độ ghi chép dữ liệu của Surface Pro 2 nhanh hơn hẳn Surface Pro với 325,5 MB/s so với 177,2 MB/s.

Qua 4 bài test trên, có thể thấy hiệu năng của Surface Pro 2 đã được cải thiện rất nhiều nhờ sử dụng thế hệ CPU Haswell. Đáng tiếc là mình không mượn được phiên bản 8 GB RAM của Surface Pro 2 nhưng chắc chắn hiệu năng của nó sẽ còn cao hơn nữa.

Pin lâu

Dĩ nhiên bên cạnh "nội lực" thì cũng phải nhắc đến yếu tố "sức bền". Ở đây mình muốn nói đến thời lượng pin của máy. Sử dụng máy với các tác vụ bình thường như lướt web, soạn thảo văn bản với độ sáng màn hình ở 70%, sử dụng không liên tục, chỉ đóng máy để sleep chứ không tắt hẳn thì Surface Pro 2 sống khá dai, gần 7 tiếng, cao hơn rất nhiều so với thời lượng pin chỉ 4 tiếng của Surface Pro.

Thử nghiệm xem 1 bộ phim HD trên web bằng Surface Pro 2 với độ sáng 100%, âm lượng 100% bắt đầu từ 3:26 PM (88% pin) thì đến 6:00 PM lúc phim hết, pin còn 18%. Như vậy trong vòng gần 2,5 giờ, Surface Pro 2 mất 70% pin cho tác vụ xem phim HD với độ sáng và âm lượng tối đa.

Như vậy, có thể xác nhận Microsoft đã thật sự cải thiện thời lượng pin trên Surface Pro 2 mà theo hãng quảng cáo là nhiều hơn dến 75%. Mặc dù Surface Pro 2 vẫn được trang bị thỏi pin 45 Wh tương tự Surface Pro thế nhưng CPU Haswell với mức tiêu thụ điện năng 15 W thấp hơn 17 W của thế hệ Ivy Bridge đã giúp Surface Pro 2 đáp ứng thời gian sử dụng lâu hơn.

Lời kết

Surface Pro 2 "sinh sau" Surface Pro chỉ chưa đầy 1 năm. Có lẽ chính vì thời gian phát triển ngắn khiến Microsoft không thay đổi nhiều về thiết kế của máy. Nhiều người cho rằng thiết kế Surface Pro 2 như vậy đã là chuẩn nhưng cũng không ít người mong muốn Surface Pro 2 phải khác biệt. Theo cá nhân mình thì sự vuông vắn, chắc chắn đã tạo nên nét đặc trưng của Surface nói chung và Surface Pro 2 nói riêng. Thế nhưng chính vì thiết kế giữ nguyên khiến Pro 2 khó phân biệt với Pro thế hệ đầu. Khác biệt về thiết kế chỉ đôi chút ở phần chân chống và logo phía sau. Hy vọng rằng thế hệ Surface Pro tiếp theo, có thể là Pro 3 hay Pro 4 thì chúng ta sẽ được chứng kiến sự lột xác của Surfcace.

Bỏ qua phần thiết kế thì Surface Pro 2 đã được nâng cấp thật sự về sức mạnh phần cứng. Qua kết quả benchmark trên, các bạn cũng đã thấy rõ ràng sự chênh lệch về hiệu năng giữa 2 thế hệ Surface Pro. Thêm vào đó, pin luôn là vấn đề được người dùng quan tâm đối với một chiếc máy tính và Surface Pro 2 đã cải thiện đáng kể với thời lượng pin lâu hơn nhiều so với Surface Pro.
Tuy nhiên, giá vẫn là một rào cản lớn đối với Surface Pro 2. Hiện tại Microsoft đang bán Surface Pro 2 trực tiếp trên Microsoft Store với mức giá lần lượt 899/999/1299/1799 tương ứng với các phiên bản bộ nhớ 64/128/256/512 GB. Mức giá này chưa kèm Cover, chiếc Type Cover 2 có giá 129,99 USD trong khi Touch Cover 2 rẻ hơn 10 USD. Như vậy, giá cho bộ sản phẩm mình dùng để đánh giá nói trên là 1128,99 USD (~ 24 triệu VND). So với Surface Pro thế hệ đầu, mức giá gốc của các phiên bản 64/128/256 GB lần lượt là 799/899/1099 USD và hiện tại Microsoft đang giảm 100 USD cho tất cả các phiên bản này từ đây đến hết năm 2013. Vì vậy, giá vẫn là một rào cản không nhỏ đối với những ai muốn một chiếc máy tính bảng đủ mạnh và đủ gọn nhẹ để thay thế chiếc laptop truyền thống.

Video

Microsoft Surface Pro 2 Review
Surface Pro 2 -- from Microsoft
Tinhte.vn - Trên tay Microsoft Surface Pro

Nhận xét biên tập viên

1 review
Đánh Giá
Đánh giá tổng thể
 
4.0
Thiết Kế
 
4.0
Tính Năng
 
4.0
Hiệu Suất
 
4.0
Bỏ qua phần thiết kế thì Surface Pro 2 đã được nâng cấp thật sự về sức mạnh phần cứng. Qua kết quả benchmark trên, các bạn cũng đã thấy rõ ràng sự chênh lệch về hiệu năng giữa 2 thế hệ Surface Pro. Thêm vào đó, pin luôn là vấn đề được người dùng quan tâm đối với một chiếc máy tính và Surface Pro 2 đã cải thiện đáng kể với thời lượng pin lâu hơn nhiều so với Surface Pro.

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
+ Thiết kế chắc chắn, chân chống cải tiến cho góc nhìn và thao tác dễ dàng hơn;
+ Hiệu năng cao hơn so với phiên bản cũ;
+ Pin lâu hơn;
+ Type Cover 2 cho trải nghiệm gõ phím tốt hơn.
Nhược Điểm
- Thiết kế dày nặng, không khác biệt với Surface Pro;
- Màn hình, loa, camera vẫn tương tự phiên bản trước;
- Giá cao.
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 0

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account