Fujifilm X-E1

Hot
 
4.0
 
0.0 (0)
4897 0 5 0
L Updated

Thông Số Chung

Type
Mirrorless
Packaged Quantity
1
Image Sensor
CMOS

Exposure & White Balance

Light Sensitivity
Auto (400), Auto (800), Auto (1600), Auto (3200), 200, 250, 320, 400, 500, 640, 800, 1000, 1250, 1600, 2000, 2500, 3200, 4000, 5000, 6400 (100, 12800, 25600 mở rộng)
Max Shutter Speed
1/4000 giây
Min Shutter Speed
30s

X-E1 là mẫu máy ảnh không gương lật sử dụng ống kính rời thứ hai thuộc dòng X-Series của Fujifilm với thiết kế cổ điển và nhiều tính năng thú vị.

X-E1 có dáng dấp của những chiếc máy cơ xưa cũ. Kích thước máy giảm 30% so với đàn anh X-Pro 1. Được sản xuất phần cứng tại Nhật Bản, với khối lượng khá nhẹ, thiết kế thanh lịch, bắt mắt.

1

Máy ảnh Fujifilm X-E1.

Máy có thân kim loại trang bị vòng quay điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ kèm vòng quay điều chỉnh chức năng bù sáng (+- AV) - điều hiếm thấy ở các dòng máy hiện tại. Nút bấm Shutter cơ có lò xo rất nhạy, kèm theo tiếng sập gương lật êm.

Máy ảnh này sử dụng cùng cảm biến CMOS 16 megapixel có kích thước APS-C tương tự X-Pro1. Cảm biến này cho xử lý chi tiết rất tốt, không thua D7000 của Nikon hay Alpha 57 của Sony.

Với giá bán 21 triệu đồng, X-E1 thuộc phân khúc “xa xỉ” so với các dòng compact quen thuộc.

Thiết kế, cấu tạo

Fujifilm X-E1 có thiết kế cổ điển, thanh lịch với hai màu đen hoặc bạc, kích thước 129 x 74,9 x 38,3 mm và khối lượng 350 gram. Dáng thanh mảnh, nhưng máy cho cảm giác chắc chắn nhờ kết cấu hợp kim đúc nguyên khối và trọng lực phân bố đều tay cầm. Thiết kế tối giản đúng tư duy Nhật Bản là điểm sáng giá của X-E1 trong tinh thần tôn trọng giá trị cổ điển.

2
Bộ chuyển AFS/AFC/MF được đặt phía trước.

X-E1 có cách bài trí bộ nút chức năng hợp lý. Bộ chuyển AFS/AFC/MF nằm ngay ở mặt trước, thuận tay đổi chế độ dễ dàng. Vòng chỉnh tốc độ màn trập, nút bù sáng nằm cạnh nhau ở trên, có thiết kế tương tự máy phim xưa, nếu bạn chọn X-E1 màu bạc. Song hành là nút Fn để nhân đôi chức năng tùy ý. Thay thế cho vòng tùy chỉnh ở mặt sau là bộ phím định hướng 4 chiều cứng cáp.

3

Mặt sau của Fujifilm XE1.

4

Mặt trên của máy.

5

Cổng kết nối miniUSB, HDMI và giắc cắm micro.

6

Vòng chỉnh tốc độ màn trập, nút bù sáng và tùy chỉnh chức năng Fn.

Đặc biệt nhất là hệ thống kính ngắm điện tử OLED 2,36 triệu điểm ảnh - số điểm ảnh ấn tượng trong các máy ảnh kỹ thuật số ngắm bằng EVF. Với cấu trúc bao gồm hai lớp thấu kính và một thấu kính cầu kép, kính ngắm OLED cho hiển thị ảnh chất lượng. Kính ngắm có vòng cơ điều chỉnh thị lực cho phù hợp, vừa tay trượt, dễ sử dụng, có thể vừa ngắm vừa điều chỉnh.

Do đó, dễ sử dụng và thao tác trên thân máy là điểm đặc biệt của X-E1.

7

Cảm biến 16 megapixel, APS-C và đèn flash pop-up đi kèm.
8
Khay chứa pin và thẻ nhớ.

Tính năng và chất lượng ảnh

EVF ở Fujifilm X-E1 đã cho hình ảnh kết quả cao hơn so với các dòng máy dùng chung tiện nghi, xét về màu sắc, độ tương phản và rõ nét. Thực chất,máykhá giống NEX – 7, dù tỷ lệ refresh thấp hơn. Vấn đề muôn thủa vẫn nằm ở môi trường thiếu sáng cho hình ảnh không xuất sắc.

9
Ảnh chụp ngày trời nắng, khẩu độ f/16.

Sử dụng kính ngắm điện tử và loại bỏ kính ngắm quang học để giảm tải sự lai tạp tuy có nhiều thuận lợi trong việc quan sát nhìn ngắm, điều chỉnh ánh sáng nhưng lại đánh mất đi sự chân thực mà ống kính ngắm quang học mang lại dù có điểm ảnh lớn 2,3 megapixel (đàn anh X-Pro1 chỉ có 1,4 megapixel).

Thay đổi lớn nhất tại X-E1 nằm ở khả năng lấy nét, cả tự động lẫn lấy nét bằng tay. X-E1 sử dụng thuật toán lấy nét tự động kiểu mới, cùng với chế độ sensor khác biệt, trở thành một trong những “sát thủ lấy nét” với tốc độ kinh ngạc, vượt trội đàn anh X-Pro1 (thời điểm chưa nâng cấp firmware) và ngang ngửa với Olympus OM-D E-M5, cho phép lấy nét chính xác qua EVF.

10

Ảnh chụp bình minh nhiều sương mù.

Tại chế độ lấy nét bằng tay, X-E1 kèm với ống kính zoom có khẩu độ lớn nhất là f/2.8 tích hợp cơ chế chống rung OIS, giúp giảm thiểu độ rung hình tương đối. Máy vẫn còn gặp một số vấn đề nhỏ khi lấy nét ở không gian có ánh sáng yếu, nhất là đối với các vật thể chuyển động nhanh. Điểm này thì những chiếc máy tầm trung có tốc độ lấy nét siêu nhanh phổ biến hiện nay cũng gặp phải.

Tại chế độ Bracketing AE, bộ 3 ảnh thu được có thiết lập bù sáng +/- 1/3, 2/3 và 1 EV, cho phép lựa chọn bức ảnh có ánh sáng tốt nhất.

11
Ảnh chụp ban đêm

Với tính năng nhạy sáng ISO Bracketing, máy không thay đổi tốc độ và khẩu độ nhưng tự lựa chọn độ nhạy sáng ISO cho ra 3 bức ảnh để người dùng lựa chọn.

Nhìn chung, Fujifilm đã tiến một bước dài với X-E1, đối trọng “khủng” với các dòng máy không gương lật cao cấp sử dụng kính ngắm điện tử, đặc biệt hữu ích với những người thích chụp tĩnh vật.

12
Ảnh chụp trong nhà.

Thử nghiệm chụp nhanh với tốc độ 6 khung hình/giây hay 3 khung hình/giây cho chất lượng ảnh tốt, không gây ảnh hưởng tới khả năng lấy nét tự động. Tốc độ của máy khá ấn tượng với thông số chuyên nghiệp như 1/4000 tương đương với 1/4 giây ở chế độ tự động, ưu tiên khẩu độ và đạt tới 1 giờ với chế độ Bulb (chế độ B).

Fujifilm XE1 với đèn flash đi kèm có hướng đèn chếch lên phía trên. Điểm này dễ gặp ở dòng NEX 5 hay NEX 7. Kết quả khi sử dụng đèn cho ánh sáng dễ chịu.

13
Ảnh chụp với đèn flash cho ánh sáng mịn, không quá gắt.

Tính năng panorama dễ sử dụng với chất lượng ảnh thu được khá ấn tượng, người dùng có thể giữ máy nằm ngang hay theo chiều dọc. Thử nghiệm cho thấy góc ảnh có phần méo nhưng độ sai khác không quá lớn.

14
Ảnh Panorama

Với chế độ mô phỏng ảnh phim, kết quả thu được rất thú vị khi thử nghiệm với nhiều hiệu ứng phim khác nhau: màu sắc tự nhiên với Provia, rực rỡ với Velvia và ảnh khá mềm với Astia.

15
Hiệu ứng phim theo thứ tự là Provia, Astia và Velvia.

16

Chế độ chụp ảnh màu và ảnh đơn sắc.

Giới hạn giải ISO trên EX1 là 200-6400, có thể mở rộng thành 100-25600 khi sử dụng định dạng JPG. Sử dụng EX1 kèm ống fix 35mm f/1.4 để thử nghiệm dải ISO, cho thấy: tại ISO 1600, độ nhiễu được khử rất tốt, không thua kém chiếc máy DSRL chuyên nghiệp nào. Cũng giống mọi máy ảnh hiện nay, độ bão hòa và sắc nét giảm dần khi ISO tăng cao.

17
Dải ISO từ 800 đến 25600. Crop 100%.

Máy hỗ trợ quay video full HD, tốc độ 30 khung hình/giây xuất sắc hơn đàn anh X-Pro1. Video cho chất lượng khá cao, âm thanh thu được không nổi trội do việc sử dụng micro thu âm mono làm giảm sút chất lượng so với sản phẩm tiền nhiệm X-Pro1 dùng 2 mic stereo. Người dùng có thể sử dụng micro stereo cắm ngoài để có chất lượng tốt nhất.

Việc sử dụng màn hình dưới ánh sáng mặt trời hơi lóa, tuy nhiên cũng không quá gây khó dễ, chi tiết hiển thị trên màn hình khá rõ ràng.

Theo Minh Cao

Nhận xét biên tập viên

1 review
Chất lượng tốt, giá tiền tương đối cao
Đánh giá tổng thể
 
4.0
Kiểu Dáng
 
4.0
Tính Năng
 
4.0
Hiệu Năng
 
4.0
Chất Lượng Ảnh
 
4.0
Chất lượng ảnh cũng như thiết kế tuyệt vời, tuy còn hạn chế sự đa dạng ống kính cũng như giá thành nhưng X-E1 đã duy trì được chỗ đứng của mình trong dòng máy microlens

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
Thiết kế đẹp
Chất lượng ảnh tuyệt vời
Hệ thống điều khiển tốt
Nhược Điểm
Không đặt tính năng quay video trên thân máy
Hệ sinh thái Lens nhỏ
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 1

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account