Fujifilm X100S

Hot
 
0.0
 
0.0 (0)
2833 0 1 0
L Updated

Thông tin sản phẩm

Model
X100s

Physical Spec

Cao
127
Rộng
74
Dày
54

Thông Số Chung

Type
Compact
Packaged Quantity
1

Vẫn là kiểu dáng đậm nét hoài cổ của X100 nhưng phiên bản mới cải thiện nhiều về hiệu suất hoạt động, chất lượng ảnh sắc nét và khử nhiễu ở ISO cao rất tốt. 

 

x100s-jpg-1365137669_500x0.jpg
Fujifilm X100S.

Khi Fujifilm công bố FinePix X100 nhỏ gọn theo phong cách hoài cổ tại Photokina 2010, sản phẩm ngay lập tức chiếm được cảm tình của nhiều nhiếp ảnh gia. Với ống kính tiêu cự cố định 23 mm f/2, cảm biến APS-C như máy DSLR, kính ngắm lai đã giúp X100 là sản phẩm thành công nâng bước Fujifilm chiếm lại được vị thế trên thị trường máy ảnh. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng máy vẫn còn những nhược điểm mà ngay cả khi đã nâng cấp phần mềm thì những hạn chế phần cứng vẫn khó lòng được khỏa lấp. 

Chính những mặt chưa hoàn thiện đó trong một mô hình cuốn hút đã khiến giới chơi máy ảnh háo hức đón ngày ra mắt của X100S. Và Fujifilm, bước đầu cho thấy người chơi đã không phải hoài phí sự chờ đợi. Vẫn với kiểu dáng hoài cổ giống người tiền nhiệm nhưng model mới đã thay đổi về "chất" với cảm biến X-Trans CMOS 16,3 megapixel tương tự như hai phiên bản cao cấp khác là X-Pro1 và X-E1. Ngoài ra, còn là sự nâng cấp của chip xử lý ảnh EXR Processor II, khả năng lấy nét được cho là nhanh nhất trong các máy compact sử dụng cảm biến APS-C. 

Phiên bản mới X100S bắt đầu bán tại Việt Nam trong tháng 3 này với giá tham khảo là 26,9 triệu đồng. Mức này thấp hơn X100 khi mới xuất hiện tại Việt Nam là khoảng trên 30 triệu đồng. 

IMG-2173-jpg[1354083860].jpg
Thiết kế rất giống X100 chỉ khác ở một vài chi tiết nhỏ.

Nếu không nhìn vào phần logo in ở cạnh trên, sẽ rất khó để tìm được điểm khác biệt trên mẫu X100S so với X100. Thông tin này có thể khiến một số người cảm thấy thất vọng nhưng sẽ dễ hiểu bởi thay đổi một thiết kế đạt được nhiều thành công chỉ sau một vòng đời là quá mạo hiểm với Fujifilm. X100S sử dụng bộ vỏ hợp kim chắc chắn với màu kim loại hơi phủ một chút màu xám cùng lớp da ngang giữa thân máy đã góp phần tăng chất hoài cổ cho sản phẩm. 

X100S nặng hơn so với ấn tượng về kiểu dáng bé nhỏ của sản phẩm nhưng cho cảm giác thì "sướng" tay nhờ thiết kế chắc chắn. Trong khi tay phải cầm báng và có thể ấn nút chụp thì tay trái vẫn với vừa đủ để xoay nét hoặc xoay vòng chỉnh khẩu độ. Giá trị trên vòng chỉnh này là giá trị tối thiểu mà người chụp có thể cài đặt. Ví dụ, nếu dể ở f/4 thì ngay cả khi chỉnh bánh xe phía sau cũng chỉ về tối thiểu được f/4. Bánh xe chỉnh nét khá nhẹ nhưng độ bám khá cao nên khi dừng tay thì vòng chỉnh này cũng bám khít rất tốt. 

IMG-2204-jpg[1354083860].jpg
Vỏng chỉnh nét và khẩu độ được thiết kế tinh tế.

Ở cạnh trên máy, hãng bố trí hai bánh xe điều chỉnh tốc độ chụp và bù trừ sáng. Phím Fn ở cạnh nút chụp mặc định cho phép điều chỉnh nhanh độ nhạy sáng ISO (có thể thay đổi trong hệ thống Menu). Nếu như nhìn từ mặt trước và cạnh trên, chất hoài cổ đậm nét thì ở phía sau, sẽ dễ dàng nhận ra X100S là một máy ảnh kỹ thuật số với hàng phím điều chỉnh cũng như màn hình quen thuộc. Các tùy chỉnh này đều hướng tối đa đến việc thay đổi thông số chụp, lựa chọn lấy sáng AE, chọn chế độ lấy nét AF. Hai nút AE và Drive sẽ đóng vai trò hai phím phóng to thu nhỏ ảnh khi xem lại. Điểm khác biệt duy nhất ở cách bố trí là phím RAW trên X100 được chuyển thành nút Q, dạng menu tối giản thay đổi thông số chụp. 

IMG-2176-jpg[1354083860].jpg
Máy sở hữu cổng HDMI.
IMG-2191-jpg[1354083860].jpg
Các chế độ lấy nét ở cạnh bên.

Những thay đổi so với X100

Fujifilm cho biết tốc độ lấy nét chính là ưu điểm hãng tự hào nhất trên sản phẩm này với chỉ 0,07 giây trong khi X100 là 0,22 giây (cùng trong điều kiện ánh sáng tốt khoảng 10 EV). Thời gian khởi động cũng giảm từ 2 giây xuống chỉ còn 0,9 giây. Tốc độ chụp liên tiếp tăng từ 5 lên 6 khung hình mỗi giây. Bộ nhớ đệm cao hơn cũng giúp X100S có thể chụp được liên tiếp 31 khung hình thay vì chỉ 10 khung hình của X100 ở cài đặt ảnh Fine tốt nhất. 

IMG-2184-jpg[1354083860].jpg
Cảm giác xoay vặn trên X100S độc đáo và thú vị.

Ở chế độ chụp duy nhất một kiểu, người dùng cũng chỉ mất khoảng 0,5 giây là có thể chuyển sang bức tiếp theo, X100 cũ là 0,9 giây. Một khuyết điểm gây khó chịu trên bản X100 là mất nhiều thời gian chờ đợi ghi dữ liệu vào thẻ sau khi chụp để ấn phím xem lại cũng đã được khắc phục triệt để. 

Nói chung, với những người đã từng sử dụng X100 hay thậm chí là cả X-Pro1, thì X100S là một bản nâng cấp hoàn hảo nếu xét về tốc độ hoạt động cũng như khả năng lấy nét. Sự khó chịu khi phải chờ đợi xử lý đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, đây chưa phải là những ưu điểm tốt nhất mà Fuji đưa lên model này. 

IMG-2215-jpg[1354083860].jpg
Digital Split Image là điểm mạnh khiến X100S đứng riêng so với các mẫu compact khác.
IMG-2217-jpg[1354083860].jpg
Hình ảnh ở ô xám phóng to và chia làm ba phần để người dùng xoay cho hình ảnh trùng khớp.

Trong thông cáo ra mắt, hãng nói nhiều về khả năng lấy nét bằng tay với tùy chọn là Digital Split Image và Focus Peak Highlight. Một chiếc máy giả cổ như X100S thì việc mang lại cảm giác "xoay vặn" tốt là điều mà Fujifilm đã đầu tư công sức rất nhiều. Với chế độ Digital Split Image, màn hình Live View sẽ hiện một ô màu xám ở trên khuôn hình ở vùng cần lấy nét. Khi bắt đầu xoay vòng chỉnh  nét trên ống kính, ô xám này phóng to toàn màn hình và hình ảnh được chia làm 3 phần. Khi xoay, phần ở giữa liên tục di chuyển qua lại và trùng khít với phần còn lại báo hiệu chi tiết đó đã đúng nét. Tính năng này đã giúp người dùng sống lại cảm giác sử dụng các mẫu máy rangerfinder xưa. 

Thử nghiệm nhanh cho thấy ban đầu sẽ mất thời gian để làm quen nhưng khi đã thuần thục, trải nghiệm này mang lại rất nhiều thú vị. Đặc biệt là khi ngay cả ở độ mở f/2 cho trường nét rất mỏng, người viết cũng có thể lấy nét chuẩn xác vào một đồ vật nhỏ tới 4 trên 5 hình liên tiếp. 

Tính năng lấy nét bằng tay còn lại khá giống trên các dòng máy Sony NEX gần đây đó là làm sáng các chi tiết ảnh đang ở vùng nét. Đây cũng là một lựa chọn không tồi nhưng xét về tính trải nghiệm, độ chuẩn xác và độc thì rõ ràng không thể bằng được Digital Split Image. 

IMG-2211-jpg[1354083860].jpg
Cảm biến tiệm cận phía sau kính ngắm cho phép nhảy phần khung kính ngắm điện tử (kéo lên ở ảnh dưới).

Tương tự như X100, X100S cũng sở hữu hệ thống kính ngắm lai với khả năng chuyển đổi linh hoạt. Nhờ cảm biến tiệm cận ở ngay dưới viewfinder, khi người dùng đưa lên mắt để ngắm, màn hình Live View tự tắt và màn hình của kính ngắm bật lên (có thể chuyển thành kính ngắm quang thường) khá nhanh. 

Một số thay đổi đáng kể khác bao gồm:

Ảnh RAW đầu ra 14 bit

Chế độ ISO tự động có thể đưa giá trị tối đa lên 6.400

Lớp phủ trên kính ngắm OVF giúp chống bám dính vân tay

Khoảng cách chụp tối thiểu sử dụng OVF giảm còn 50 cm từ 80 cm trên X100

Ở chế độ chụp thông thường, khoảng lấy nét tối thiểu chỉ còn 21 cm từ 40 cm

Chức năng đếm số lần mà trập đóng mở cập nhật sau mỗi 100 bức ảnh

Ngăn chứa pin thay đổi để tránh lắp nhầm

Thêm tỷ lệ ảnh chụp là 1:1

Máy ảnh vẫn giữ lại được các cài đặt sau khi nâng cấp phần mềm

Hỗ trợ thẻ nhớ Eye-Fi

Cải thiện các thẻ nhớ SD được sử dụng với máy tính của Apple

Biểu đồ cài đặt hiển thị trong chế độ chỉnh tay

Phần đeo dây được mạ để tăng độ bền

 

Chất lượng cảm biến

mangmau-jpg[1354083860].jpg
Thiết kế bộ lọc màu Bayer ở bên trái với khung 4x4 còn X100S là 6x6 trên cảm biến CMOS X-Trans II.

Fujifilm có bề dày lịch sử trong việc thiết kế các bộ lọc cảm biến độc đáo của riêng mình mà không sử dụng mảng lọc Bayer thông thường như các model khác. Cảm biến X-Trans CMOS là tiêu biểu cho hướng đi của hãng với các mảng lọc màu sắc được thiết kế lại hoàn toàn. Fujifilm cho biết, thiết kế mới giúp giảm tối thiểu hiện tượng màu moire, cho phép công ty bỏ qua các bộ lọc chống răng cưa được sử dụng trong hầu hết các máy ảnh khác. Về nguyên tắc, điều này khiến X100S có thể chụp được hình ảnh chi tiết hơn. Riêng phiên bản II của cảm biến X-Trans CMOS trên X100S hỗ trợ việc lấy nét theo pha chuẩn xác và nhanh chóng. 

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều sử dụng một bộ lọc màu mảng Beyer, đặt tên sau phát minh của các kỹ sư Kodak. Công nghệ này những năm qua đã chứng tỏ khả năng tuyệt vời khi giúp chụp màu sắc và chi tiết của một cảnh. Về cơ bản, đó là sự lặp đi lặp lại của bốn điểm ảnh, hai trong số đó nhạy cảm với màu xanh lá cây, một với màu đỏ và một với màu xanh nước biển được bố trí trên một hình vuông. 

DSCF9748-jpg[1354083860].jpg

crop-11-jpg[1354083860].jpg
Ảnh chụp ở ISO 200 và crop 100% giữ nguyên kích thước cho tháy độ sắc nét chi tiết của hình ảnh.

Tuy nhiên, vấn đề với thiết kế mảng Bayer là nhạy cảm của nó và tạo ra hình ảnh màu bị thừa sai khi chụp các hình ảnh có chứa các hình mẫu lặp lại (như vải may) gây ra bởi sự giao thoa giữ những mô hình và lưới điện của photosite. Fujifilm đã quyết định thay đổi điều này với bộ lọc màu kích cỡ 6 x 6 trên X-Trans CMOS với photosite màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh trên mỗi hàng và cột. 

Thực tế cho thấy, chất lượng hình ảnh của X100S nhỉnh hơn so với hầu hết các máy ảnh DSLR sử dụng cùng cảm biến APS-C dòng entry-level từ các hãng khác. Độ chi tiết cũng như màu sắc tiếp tục được Fujifilm thể hiện trên model mới sau khi khá thành công trên X100. 

test-jpg[1354083860].jpg
Ống kính độ mở f/2.0 cho bokeh khá mịn.

Tuy nhiên, điểm làm nên khác biệt chính là bộ lọc màu giả phim độc đáo của nhà sản xuất. Với thế mạnh truyền thống của mình, hãng tích hợp vào khá nhiều chế độ cân chỉnh màu sẵn trong đó đáng chú mới được thêm vào là Pro Neg Std và Pro Neg Hi. Ngay ở chế độ mặc định là Provia/Standard, màu sắc của bức hình luôn cho cảm giác rực hơn một chút so với thực tế nhưng đủ để làm bức ảnh sống động hơn. Các chế độ khác đều được Fujifilm kèm gợi ý rõ ràng cho mục địch như chụp chân dung, phong cảnh, sáng tạo, giả cổ....

iso-6400-jpg[1354083860].jpg
Ảnh ở ISO 6.400 mới bắt đầu xuất hiện nhiễu dù chi tiết vẫn khá rõ.

Với cảm biến độ phân giải 16 megapixel, X100S cho mỗi bức hình có dung lượng khoảng 6 MB theo cài đặt ảnh tốt nhất là Fine định dạng JPEG. Ấn tượng dễ dàng nhận thấy là máy có khả năng khử nhiễu tốt (một phần là do không cần bộ lọc chống răng cưa). Ảnh gần như khó phát hiện nếu chỉ nhìn trên máy tính với ISO từ 100 đến 3.200. Khi ảnh tăng lên đến khoảng 6.400, nhiễu mới bắt đầu dễ phát hiện và có nhiều khi ở ISO mở rộng là 12.800 và 25.600. Tuy nhiên, ngay cả ở hai mức cao nhất này, nếu cố gắng ảnh vẫn hoàn toàn có thể sử dụng được ở kích thước nhỏ. 

DSCF9797-JPG[1354083860].jpg
Màu sắc và độ chuyển vùng nét trong ảnh chụp rất tốt dù đang ở mức ISO 1000.

Trong khi đó, chất lượng ảnh RAW thực sự tuyệt vời khi lựa chọn ISO trong khoảng từ 200 đến 6.400. X100S cho phép chọn ISO tự động trong khoảng từ 100 đến 6.400 và có thể đặt mức giới hạn tốc độ tối thiểu khi ISO để tự động, một nét đặc biệt so với nhiều mẫu DSLR trên thị trường. 

Ống kính góc rộng 23 mm (tương đương tiệu cự 35 mm trên máy full-frame) xử lý quang sai có thể gọi là xuất sắc. Hiện tượng viền tím hầu như không xuất hiện và chỉ đôi lúc có ở các vùng với độ tương phản rất cao của cạnh hoặc khung (như đối diện ngay đèn điện hoặc mặt trời). Đèn flash tích hợp khá hữu dụng khi chụp ở trong nhà. Trong khi đó, tốc độ màn trập cho phép tối đa 30 giây hoặc chế độ Bulb cho phép các nhiếp ảnh gia thoải mái sáng tạo với ảnh phơi sáng. Ống kính cũng cho phép chụp macro ở khoảng cách khoảng 10 cm. Tuy nhiên, tốc độ lấy nét có vẻ chậm lại rõ khi chụp ở khoảng cách gần mức này. 

Bài và ảnh: Tuấn Hưng

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account