Lytro Light Field Camera 8GB

Hot
 
3.8
 
0.0 (0)
3410 0 1 0
A Updated

Physical Spec

Cao
1.6
Rộng
1.6
Dày
4.4

Thông Số Chung

Packaged Quantity
1

Viewfinder

Viewfinder Type
None

Exposure & White Balance

Exposure Modes
Manual

Lens System

Type
8 x x Lens - F/2.0

Additional Features

Continuous Shooting Speed
Touch-screen control

Display

Type
1.46 in LCD display
Display Features
Built-in

Connections

Connector Type
1 x USB

Software

Software
Drivers & Utilities

System Requirements for PC Connection

Operating System Support
Apple Mac OS X 10.6.x or later
Peripheral Devices
USB port

Miscellaneous

Included Accessories
Wrist strap,
USB cable,
Cleaning cloth,
Lens cap

Battery

Supported Battery
1 x Li-ion rechargeable battery ( Included )

Memory / Storage

Supported Memory Cards
Integrated,
8 GB
Image Storage
8 GB flash

Mẫu máy ảnh đầu tay của Lytro chỉ thực sự tỏa sáng khi chụp những bức ảnh có đủ ánh sáng với nhiều lớp lấy nét, những công nghệ đầy hứa hẹn, và chúng tôi tin đây mới chỉ là khởi đầu của một loại dòng máy ảnh mới.

Đừng để thiết kế xinh xắn đánh lừa bạn, Lytro, mẫu máy ảnh "light field" thương mại đầu tiên trên thế giới, là kết quả của gần hai mươi năm nghiên cứu phát triển, một sản phẩm trước kia từng chiếm trọn không gian của cả căn phòng, giờ đã được thu nhỏ lại thành một đồ vật vừa vặn trong lòng bàn tay bạn. Một thành tựu đáng khâm phục, và chắc chắn còn ấn tượng hơn nữa với khả năng lấy nét lại các bức ảnh, ngay cả sau khi bạn chụp chúng.

Để đạt được khả năng phi thường như vậy, máy ảnh Lytro sử dụng rất nhiều phần mềm riêng biệt (được biết đến dưới định dạng file .lfp), cùng với một số cấu trúc bằng silic để xác định không chỉ màu sắc hay cường độ ánh sáng, mà cả hướng của nó. Khả năng xác định hướng đạt được với một cảm biến ‘megaray’ 11, được gắn với một thấu kính phóng đại quang học 8x f/2.0, tất cả đều được bao bọc bên trong một cấu trúc bóng mượt. Để tránh những rủi ro không thể lường trước cho người dùng, sản phẩm đột phá công nghệ này cũng cho phép một số khả năng ứng dụng tương đối sáng tạo. Như vậy, liệu chiếc máy ảnh $399 sẽ cách mạng hóa toàn bộ ngành nghiếp ảnh mà chúng ta từng biết, hay công cuộc chinh phục thị trường điện tử tiêu dùng của Lytro sẽ bị phá hỏng bởi những lỗi có thể xuất hiện của một sản phẩm 1.0? Câu trả lời chỉ có thể biết sau một khoảng thời gian, điều chúng ta cần làm lúc này là ngồi lại và cùng tìm hiểu.

Mở hộp máy ảnh Lytro

Phần cứng

Trái ngược với những thành phần phức tạp bên trong, cấu trúc bên ngoài của máy ảnh Lytro không thể đơn giản hơn. Điều này đáng được đánh giá cao, không phải lúc nào chúng ta cũng được chứng kiến một thiết kế được sàng lọc đến độ đơn giản như vậy. Có vẻ như các kỹ sư của Lytro không thể hoàn thiện kiệt tác của họ cho đến khi loại bỏ gần như toàn bộ, chỉ giữ lại những tính năng cơ bản nhất. Điều này còn ấn tượng hơn nữa khi bạn biết rằng đây chỉ là sự khởi đầu, một người đưa ra sản phẩm của mình và những nhà sản xuất khác chỉ bắt đầu chú ý tới.

Nhưng chúng ta hãy nghiên cứu sâu hơn về sự phức tạp của chiếc máy ảnh Lytro. Thiết kế là một sự pha trộn của chất liệu kim loại và cao su, tạo ra hiệu ứng tổng thể vô cùng nổi bật. Đầu tiên, chúng ta có một bộ khung bằng nhôm oxit bao xung quanh một thấu kính phóng đại quang học 8x f/2.0. Kế tiếp, được gắn chặt vào khối lập phương bằng cao su gồm có cảm biến, các mạch điện tử và màn hình cảm ứng. Cũng cần chú ý rằng phần bằng cao su chính là nơi bạn sẽ giành hầu hết thời gian để tương tác, bởi toàn bộ các lựa chọn điều chỉnh đều nằm ở đó. Chúng bao gồm một nút chụp và thanh trượt phóng đại cảm ứng ở bên trên, cùng với một nút nguồn và một cổng kết nối microUSB nằm trên cạnh đối diện.

Cuối cùng, hãy chú ý tới màn hình cảm ứng 1.46 inch chiếm phần lớn bề mặt sau. Mặc dù có cấu trúc lớp kính màn hình và khả năng cảm ứng thuộc hàng cao cấp, Lytro vẫn không chú ý tới chất lượng hiển thị của màn hình. Nỗi thất vọng của chúng tôi nằm ở độ phân giải 128 x 128 pixel chẳng mấy ấn tượng, nhưng chắc chắn điều đáng lo ngại hơn chính là màn hình dễ dàng phai màu khi bạn nghiêng đi một chút ít. Vấn đề này thực sự đáng lưu tâm bởi để chụp được những bức ảnh có độ sâu trường ảnh ấn tượng, đôi khi bạn phải xoay máy ảnh theo những góc khó. Không chỉ vậy, chúng tôi cũng gặp vấn đề về hiệu năng dưới ánh sáng mạnh: tạo ra bóng tối khi nắm chặt tay quanh thiết bị khi bạn cố chụp những bức hình.

Một thiết bị chụp ảnh mà lại có màn hình nghèo nàn thật bất hợp lý, thế nhưng với Lytro, bạn sẽ không còn phải thực hiện những công đoạn chụp ảnh phức tạp như trước đây nữa. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo lắng đến việc lấy nét, đồng thời Lytro cũng giải phóng bạn khỏi những rắc rối trong bố cục và độ phơi sáng, mà bạn có thể chỉnh sửa chúng trên màn hình sau khi chụp. Tất nhiên, không phải ai cũng quen ngay với câu khẩu hiệu “chụp trước đặt câu hỏi sau”, kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào kỹ thuật chụp của người dùng (những kỹ năng nhiếp ảnh vẫn đóng một vai trò quan trọng), nhưng nhìn chung, chúng tôi hài lòng hơn với những gì thu được.

Giao diện người dùng

Thành thật mà nói hiện giờ khó có thể đánh giá được phản ứng của người dùng với giao diện của máy ảnh. Lytro đã tạo ra một cách tiếp cận đơn giản cho phần mềm bên trong tương tự như bên ngoài. Với những người mới dùng, chụp một bức ảnh vô cùng dễ dàng, chỉ cần bật máy (ấn nút nguồn hoặc nút chụp), và ấn nút chụp để chụp một bức ảnh. Để phóng to, bạn chỉ cần gạt ngón tay dọc theo thanh zoom cảm ứng. Lướt ngón tay lên trên màn hình cảm ứng, bạn sẽ thấy 3 biểu tượng có chức năng kích hoạt “chế độ sáng tạo” và hiển thị dung lượng bộ nhớ còn trống cùng với lượng pin còn lại. Động tác này cũng làm xuất hiện một biểu tượng Settings (hình bánh xe nằm ở góc trên cùng bên phải), tại đó bạn sẽ thấy các menu About, Delete All và Factory Reset.

Chúng tôi sẽ nói thêm về ‘chế độ sáng tạo’, thiết lập chụp ảnh thay thế duy nhất trên máy ảnh Lytro. Được tinh chỉnh để điều khiển chuẩn xác hơn, trong chế độ này, máy ảnh không chú trọng đến tối ưu khả năng lấy lại nét sau khi chụp, hay nói cách khác đây là một cách thức thú vị để chụp các bức ảnh macro gần hơn với trường ảnh mỏng hơn. Khi chế độ sáng tạo được sử dụng, một đường viền màu xanh da trời sẽ xuất hiện trên màn hình. Chế độ sáng tạo cho phép bạn truy cập mọi phạm vi phóng đại quang học của máy ảnh (8x so với 3.5x của chế độ thông thường), cộng với khả năng ‘chạm để lấy nét’.

Sau khi bạn đã chụp một bức ảnh, để xem lại rất đơn giản, chỉ cần lướt ngón tay sang bên trái. Sau đó bạn có thể lướt sang trái liên tục hoặc sang phải để quay trở lại màn hình chụp ảnh. Trong quá trình xem lại ảnh, nếu có cảm thấy mình bị lạc, bạn chỉ cần ấn vào nút chụp để quay trở lại màn hình chụp ảnh. Lướt ngón tay qua thanh zoom trong lúc xem lại các bức ảnh sẽ hiển thị một khung 3 x 3, tương tự như hầu hết máy ảnh kỹ thuật số khác. Và nếu bạn lướt ngón tay lên trên trong khi xem một bức ảnh, các lựa chọn hiện lên tương tự như cũ, nhưng lần này lại có một nút Xóa nằm ở góc bên trái.

Chất lượng hình ảnh, hiệu năng và thời lượng pin

Sẽ chẳng có ý nghĩa gì cho dù vẻ bề ngoài hay phần mềm có đẹp đến đâu nếu như một máy ảnh không thực hiện được nhiệm vụ chính của nó: chụp ảnh. Với Lytro, mọi thứ có vẻ hơi phức tạp hơn, bởi chiếc máy ảnh tỏ ra nổi trội trong một số trường hợp nhất định, còn trong một số tình huống khác chỉ có mức hiệu năng trung bình. Trước khi chúng ta đến với kết quả, cần phải nhớ rằng bạn sẽ không thể có được những bản in kích thước lớn, do các bức ảnh của máy ảnh Lytro chỉ có độ phân giải 1080 x 1080 pixel, đủ dùng cho các bản in 5 x 7.

Những bức ảnh được chiếu sáng tốt với hai hay nhiều hơn lớp lấy nét, như bức ảnh trên chẳng hạn, là chỗ để Lytro thể hiện khả năng của mình. Khi được chiếu sáng đúng cách, màu sắc thể hiện vô cùng sống động và chính xác, đồng thời Lytro cũng không gặp khó khăn để chinh phục những kiểu chụp khó với các điểm nổi bật và bóng tối. Thế nhưng, điều đó không khi nào cũng đúng, ở những bức ảnh chụp với khoảng cách tiêu cự dài hay những bức ảnh phong cảnh, chúng thường thiếu tương đối nhiều chi tiết và độ sắc nét. Nếu bạn thích chụp các bức ảnh có chiều sâu, Lytro là một lựa chọn hợp lý.

Không may, hoạt động của máy ảnh Lytro dưới cường độ ánh sáng thấp không còn tốt như vậy. Về mặt lý thuyết, khẩu độ rộng f/2.0 cho phép nhiều ánh sáng lọt vào, nhưng hãy chuẩn bị đón nhận thật nhiều ‘noise’. Những bức ảnh chụp độ tương phản cao được chụp khi chúng tôi đi bộ ngang qua một bãi biển, và chúng tôi đã phải lựa chọn qua một số bức ảnh đầy nhiễu trước khi tìm được một bức ưng ý nhất.

Về mặt mạnh, tốc độ chụp ảnh và lấy nét đều tốt hơn. Khởi động diễn ra gần như ngay lập tức, và những bức ảnh đầu tiên có thể chụp chỉ ngay sau một vài giây. Các bức ảnh sau đó được ghi lại với tốc độ đủ nhanh để tôi chụp cảnh các con sóng đang vỗ vào bờ. Tất nhiên, tốc độ không thể bằng những máy DSLR được, nhưng vẫn còn tốt hơn hầu hết smartphone hiện có, thậm chí cả những máy ảnh du lịch. Chất lượng hình ảnh khi phóng to cực đại (trong chế độ creative) tương đối tốt, thêm vào đó tất cả những chuyển động của thấu kính đều diễn ra bên trong bộ khung của máy ảnh, có nghĩa sẽ không có sự thò ra thụt vào của ống kính.

Về thời lượng pin, chúng tôi không có phàn nàn nào cả. Bạn có thể chụp ảnh thỏa mái trong một ngày nhờ vào cục pin lithium-ion. Số lượng ảnh chụp cho mỗi lần sạc pin vào khoảng 200 – 300 bức, một phạm vi hợp lý đảm bảo khả năng xử lý hoàn hảo cho máy ảnh. Việc sạc chỉ được thực hiện qua một cổng microUSB, đối với những ai hay di chuyển, chúng tôi đề xuất bạn sử dụng một bộ sạc nhanh có giá $19.

Phần mềm

Có thể bạn đã quên một đặc điểm quan trọng nhất mà chúng tôi đã đề cập đến từ đầu: máy ảnh Lytro không cho những bức ảnh JPEG dùng ngay, thay vào đó mọi thông tin ánh sáng đến đều được lưu vào trong một định dạng riêng mà hãng gọi là một “file trường ảnh”, viết tắt là .lfp. Và tất nhiên, để làm bất kỳ điều gì với một bức ảnh chụp bởi thiết bị này, bạn phải sử dụng phần mềm máy tính chuyên biệt được chính công ty phát triển. Điều thú vị là phần cài đặt được tích hợp sẵn vào máy ảnh, nhờ đó bạn chỉ cần cắm vào và làm theo hướng dẫn cài đặt. Tuy nhiên, hiện tại phần mềm này mới chỉ dành cho hệ điều hành Mac (yêu cầu phiên bản 10.6.6 hoặc hơn), và công ty thông báo rằng một phiên bản dành cho Windows sẽ sớm được ra mắt trong năm nay.

Sau khi cài đặt phần mềm lần đầu, bạn sẽ phải hoàn thành một sao lưu một lần cho dữ liệu chuẩn của máy ảnh trước khi xử lý. Tiếp theo, các file .lfp được sao chép vào ổ đĩa (những bức ảnh có gắn sao sẽ được lưu đầu tiên), trong lúc đó phần mềm xử lý đồng thời mỗi file ảnh thành một dạng có thể phân giải được. Bạn sẽ biết khi nào quá trình xử lý hoàn tất, lúc đó màu sắc sẽ lần lượt hiện lên trên từng bức ảnh.

Nói về khả năng chỉnh sửa, tất cả những gì bạn có thể làm với phần mềm là lấy nét lại bức ảnh (bằng cách nhấp chuột vào những điểm khác nhau trong ảnh), xoay ảnh, và bổ sung thông tin cho bức ảnh (như tốc độ chụp, ISO, độ dài tiêu cự, khẩu độ). Có vẻ như không nhiều, nhưng Lytro hứa hẹn sẽ tích hợp thêm nhiều tính năng mới.

Tính năng tiếp theo của phần mềm liên quan đến chia sẻ. Thông qua đăng nhập vào một tài khoản lytro.com, bạn có thể đăng các bức ảnh lên thư viện riêng của mình trên trang web của Lytro. Các bức ảnh có thể được cài đặt hiển thị công khai hoặc riêng tư, và phần mềm cũng còn hỗ trợ đăng ảnh trực tiếp lên Facebook. Lựa chọn sau tạo ra một đính kèm mà mọi người đều có thể tương tác với nó. Không chỉ vậy, trang web của Lytro còn hỗ trợ đính kèm trên Twitter và các trang HTML, mặc dù bạn sẽ phải mở bức ảnh đó trên thư viện của Lytro và ấn nút ‘chia sẻ’ để hoàn tất tác vụ.

Cuối cùng, bạn cũng có thể xuất ảnh dưới định dạng JPEG từ một lựa chọn bí mật trong phần mềm, chỉ lộ diện khi bạn nhấp chuột phải vào một khung hình.

Tổng kết

Tuy là một dòng máy chụp ảnh hoàn toàn mới, Lytro vẫn chẳng khác nào một phụ kiện bổ sung trong bộ đồ nghề nhiếp ảnh của bạn. Mặc dù chúng tôi rất ấn tượng với giao diện đơn giản và phần cứng đẹp đẽ (không tính màn hình mờ nhạt), việc chỉ có tỏa sáng trong những điều kiện chụp giới hạn có nghĩa bạn sẽ không bao giờ sử dụng Lytro như một thiết bị chụp ảnh duy nhất.

Rõ ràng Lytro đang đi một bước đi lớn, và chúng ta không đủ kiên nhẫn để chờ đợi cái ngày mà tất cả các dòng máy ảnh đều sử dụng công nghệ mới này. Cuộc chơi còn chưa kết thúc mà mới chỉ khởi đầu. Với những người đam mê chụp ảnh, $399 sẽ là một số tiền hợp lý để có được thiết bị độc đáo này trong bộ sưu tập.

Theo Engadget.com

Nhận xét biên tập viên

1 review
Một dòng máy chụp ảnh hoàn toàn mới
Đánh giá tổng thể
 
3.8
Kiểu Dáng
 
4.0
Tính Năng
 
4.0
Hiệu Năng
 
4.0
Chất Lượng Ảnh
 
3.0
Hàng lạ!

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
- Có khả năng lấy lại nét cho các bức ảnh sau khi chụp
- Cấu trúc vững chắc
- Giao diện đơn giản nhưng hết sức trực quan
Nhược Điểm
- Độ phân giải ảnh thấp (xấp xỉ 1MP)
- Màn hình không đẹp
- Khả năng chụp ảnh kém khi ánh sáng yếu
- Chưa có phần mềm tương thích với Windows
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 0

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account