Motorola RAZR i

Hot
 
3.5
 
0.0 (0)
4165 0 1 0
A Updated

Thiết Kế

Số Lượng Đóng Gói
1
Loại Thiết Bị
Hệ Điều Hành
Android (4.1, 4.0.4)
Kích Thước
122.5 mm x 60.9 mm x 8.3 mm
Trọng Lượng
126g
Chất Liệu Thân Máy
  • Nhựa

Hiển Thị

Kích Thước Màn Hình
4.3 inch
Độ Phân Giải (Rộng)
540
Độ Phân Giải (Cao)
960
Độ Phân Giải
540 x 960
Mật Độ Điểm Ảnh
256
Số Màu
16 777 216
Loại Cảm Ứng
Capacitive, Multi-touch
Tính Năng
Light sensor, Proximity sensor, Scratch-resistant glass

Pin

Dung Lượng
2000 mAh
Pin Rời

Phần Cứng

Chipset
Intel Atom Z2460
Bộ Xử Lý
, 2000 MHz, Saltwell
Chip đồ họa
PowerVR SGX540 @ 400 MHz
RAM
1024 MB
Bộ Nhớ Trong
5 GB
Thẻ Nhớ
  • microSD
  • microSDHC
Dung Lượng Tối Đa
Lên đến 32 GB

Camera

Camera Sau
8MP
Flash
LED
Camera Trước
0.3MP

Công Nghệ

GSM
850, 900, 1800, 1900 MHz
UMTS
850, 900, 1900, 2100 MHz
Truyền Dữ Liệu
HSDPA+ (4G) 21.1 Mbit/s, HSUPA 5.76 Mbit/s, UMTS, EDGE, GPRS
Định Vị
GPS, A-GPS
Dẫn Đường
Turn-by-turn navigation, Voice navigation

Kết Nối

Bluetooth
2.1, EDR
Wi-Fi
802.11 a, b, g, n, n 5GHz
Mobile hotspot
USB
USB 2.0
Cổng Kết Nối
microUSB

Motorola RAZR i là một siêu phẩm mới mang trong mình sức mạnh của Intel. Với cấu hình mạnh mẽ: chip Intel Atom, RAM 1GB, màn hình Super AMOLED Advanced, mấu smartphone mới của Motorola chắc chắn sẽ là đối thủ đáng gờm cho HTC One S và thậm chí cả iPhone 5.

 Motorola RAZR i không phải chiếc điện thoại thông minh Android đầu tiên được mang nhãn hiệu “Intel inside”, nhưng lại là chiếc đầu tiên được chế tạo bởi một trong số những tên tuổi lớn trên thị trường smartphone. Bạn có cảm thấy mình đã bắt gặp thiết bị này rồi không? Đừng quá ngạc nhiên bởi RAZR i mang nhiều đặc điểm giống với người anh em Snapdragon của nó, chiếc Motorola RAZR M, với cấu trúc siêu mỏng và lớp vỏ được làm bằng sợi Kevlar.

 Nhưng trên thực tế đây lại là một mẫu điện thoại hoàn toàn khác. Motorola RAZR i sử dụng một vi xử lý lõi đơn Intel Atom với tốc độ kinh ngạc, lên tới 2GHz. Nhưng một con số cao như vậy có thực sự gây ấn tượng, và liệu hiệu năng của vi xử lý mobile Intel có ngang hàng với những thiết bị sử dụng chíp ARM đa lõi? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết này.

Bộ phụ kiện gồm có:

  • Bộ sạc
  • Cáp microUSB
  • Tai nghe stereo
  • Dụng cụ để lấy thẻ SIM và thẻ microSD
  • Tài liệu hướng dẫn và thông tin

Thiết kế

 Có lẽ các bạn sẽ cảm thấy khó tin rằng một chiếc điện thoại với kích thước màn hình lớn như vậy là rất nhỏ gọn và dễ sử dụng. Mặc dù Motorola RAZR i có chiều rộng và chiều dài gần như tương đương với iPhone 5, nhưng nó lại có màn hình 4.3 inch. Kích thước như vậy quả thực không được quyến rũ, đường viền khung bao quanh màn hình rất mỏng, chỉ lấy mất vài milimet chiều rộng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đánh đồng độ mỏng với tính dễ vỡ, bởi lớp vỏ bên trong được chế tác từ chất liệu nhôm dành cho việc chế tạo máy bay với độ cứng vượt trội, mặc dù lớp vỏ ngoài chỉ bằng nhựa tổng hợp thông thường.

So sánh kích thước với một số mẫu điện thoại khác

 Về khía cạnh thẩm mỹ, chiếc điện thoại này sẽ không thể giành bất kỳ giải sắc đẹp nào, bởi nó mang một dáng vẻ rất nhàm chán. Giống như những thành viên RAZR khác, Motorola RAZR i có mặt sau được chế tạo từ Kevlar trông khá đồng bóng, mặc dù nó rất dễ bị in dấu vân tay. Toàn bộ thiết bị được bao phủ bởi một lớp vỏ đặc biệt có khả năng chống thấm nước, vì thế người dùng sẽ không phải lo lắng khi sử dụng vào những ngày ẩm ướt.

Lớp vỏ sau bằng Kevlar

 Tất cả các nút bấm cứng của RAZR i đều được bố trí trên cạnh bên phải – một nút khóa bằng kim loại nằm trên cùng, với một nút điều chỉnh âm lượng bên dưới nó và một nút chụp ảnh riêng. Tất cả những nút bấm này đều được bố trí rất tốt, nhờ đó việc sử dụng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ở cạnh bên trái có cổng microUSB để dùng cho sạc pin và kết nối với máy tính, bên phải nó là các khe cắm dành cho thẻ microSD và thẻ microSIM được đậy bằng một nắp đậy mỏng.

Tất cả nút bấm cứng đều nằm ở cạnh bên phải

Ở cạnh bên trái có ngăn chứa thẻ SIM và microSD

 

 

Màn hình

 

 Điểm thú vị nhất về màn hình trên Motorola RAZR i là đường viền bao quanh nó. Có một bộ khung mỏng như vậy quả thực rất tuyệt. Nhưng ngoài đặc điểm đó ra, chiếc smartphone được trang bị một màn hình AMOLED điển hình, đi cùng với những điểm mạnh và điểm yếu. Đầu tiên, màn hình Super AMOLED 4.3 inch trên Motorola RAZR i có độ phân giải 960 x 540 pixel (qHD). Điều này dường như chỉ khả thi trên giấy, nhưng trên thực tế số lượng pixel này được thể hiện trong văn bản và đồ họa trên toàn bộ giao diện kể từ khi cách sắp xếp pixel PenTile được sử dụng, và mật độ pixel trung bình là 256 ppi. Khi xem các bức ảnh hoặc các đoạn video thì không gặp vấn đề gì, nhưng nếu như bạn đọc văn bản hoặc duyệt web thì các nét chữ trông khá mờ.

  Tiếp theo là về hiển thị màu sắc. Nếu bạn thích được chiêm ngưỡng các màu sắc tươi sáng và sặc sỡ, chắc chắn bạn sẽ thấy hứng thú với màn hình của RAZR i, nhưng theo chúng tôi một số gam màu hiển thị quá sáng và không có cách nào để điều chỉnh cường độ của chúng. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận sắc độ màu đen và các góc nhìn rộng của màn hình là một lợi thế lớn. Khả năng hiển thị ngoài trời cũng tốt do độ lóa thấp, chiếc điện thoại vẫn hiển thị rõ ngay cả khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào màn hình.

Giao diện

 Chúng ta đã được chiêm ngưỡng nhiều giao diện Android tùy biến, một số nâng cao trải nghiệm với những tính năng bổ sung, số khác lại thất bại khi làm như vậy. Giao diện tùy biến trên Motorola RAZR i trên nền Android 4.0 Ice Cream Sandwich nằm đâu đó ở giữa.

 Trong số những thứ chúng tôi thấy thích là một widget “Circles” khá hữu dụng, hiển thị một lượng lớn thông tin, bao gồm giờ, thời tiết, lượng pin và các cuộc gọi nhỡ, trong khi chỉ chiếm không gian màn hình nhỏ. Tương tự, giao diện màn hình khóa cũng hữu ích với các shortcut dẫn tới ứng dụng máy ảnh, gọi điện và soạn tin nhắn, cộng với một shortcut chuyển đổi giữa chế độ loa và chế độ im lặng.

Giao diện người dùng của Motorola RAZR i

 Tuy nhiên có một số tính năng tỏ ra không hấp dẫn, chẳng hạn menu ‘Quick settings’ và tất cả các nút on/off của nó, chỉ hiển thị khi bạn kéo sang bên trái khung hình homescreen đầu tiên. Tiếp theo là cách bạn thêm khung hình homescreen bằng cách kéo sang bên phải của khung hình homescreen cuối cùng, như thể mọi người dùng đều bổ sung thêm homescreen hàng ngày vậy. Tôi nghĩ tốt hơn hết nên loại bỏ 2 tính năng này.

 Bạn có thể lựa chọn một trong hai bàn phím ảo: bàn phím nguyên bản của Android như chúng ta đã biết với chức năng sử dụng giọng nói, tự hoàn thành và tự sửa lỗi; và bàn phím Swype dành cho những ai thích sử dụng cách gõ thay thế. Chúng tôi có thể đảm bảo hai loại bàn phím này hoạt động tốt cho dù bạn có xoay theo chiều nào.

Phần mềm

 Motorola RAZR i được trang bị một bộ ứng dụng mà người dùng sẽ thấy vô cùng hữu ích. Đầu tiên, ứng dụngSmart Action cho phép những người sử dụng Android kinh nghiệm thiết lập một số hoạt động tự động, có thể được thực hiện khi một sự kiện cụ thể được kích hoạt. Chẳng hạn, bạn có thể thiết lập chiếc điện thoại giảm âm lượng chuông xuống vào ban đêm, hoặc tắt tất cả các kết nối vào những lúc bạn không cần tới để tiết kiệm pin.

Ứng dụng Smart Action

 Ứng dụng Guide Me dành cho người mới sử dụng smartphone lần đầu và chưa thực sự quen với việc sử dụng một thiết bị mới. Nó có những hướng dẫn giải thích các tính năng của Motorola RAZR i hoạt động ra sao, kiểu như một cuốn cẩm nang số.

Ứng dụng Guide Me

Vi xử lý và bộ nhớ

 Chính thức thì Motorola RAZR i là chiếc smartphone đầu tiên đạt tới dấu mốc 2.0GHz nhờ vào vi xử lý Intel Atom Z2460 cùng với một GPU PowerVR SGX540 và RAM 1GB. Vi xử lý thuộc loại lõi đơn, nhưng nó hỗ trợ đa luồng, một công nghệ của Intel cho phép một lõi thực hiện đa nhiệm vụ cùng một lúc tốt hơn.

 Mặc dù có tốc độ xung nhịp cao, hiệu năng thực tế của chip Atom không tỏ ra vượt trội hơn, nhưng vẫn sánh ngang được với một vi xử lý lõi kép, chẳng hạn Snapdragon S4. Chip Atom vẫn chạy được những ứng dụng và game mới nhất một cách ngon lành. Các khung hình bị rớt khi di chuyển qua các màn hình chính và menu không phải là một hiện tượng lạ, nhưng nó chỉ xảy ra vào những hoàn cảnh cực hiếm. Bên dưới bạn sẽ thấy các kết quả chúng tôi thu được sau khi kiểm tra vi xử lý với một vài ứng dụng benchmark tổng hợp.

 

 

Quadrant Standard

AnTuTu

NenaMark 2

Motorola RAZR i

4237

6100

39.6

HTC One S

4867

7012

60.7

Samsung Galaxy S Advance

2796

5218

35.9

Samsung Galaxy Nexus

2000

5503

24

 Motorola RAZR i có dung lượng bộ nhớ 8GB, nhưng người dùng chỉ có thể sử dụng được 5.26GB. Do đó một số người dùng chắc chắn sẽ cần đến một thẻ microSD để lưu trữ những file bổ sung, và RAZR i hỗ trợ các thẻ nhớ có dung lượng lên tới 32GB.

Trình duyệt web và kết nối

 Trình duyệt web nguyên bản của Android trên Motorola RAZR i hoạt động hiệu quả, với tốc độ mở các trang web nhanh và vẫn giữ được độ nhạy bén ngay cả khi hiển thị những trang web nặng. Các tính năng như là ‘pinch-to-zoom’ và ‘tap-to-zoom’ hoạt động như mong muốn. Ngoài ra, bạn còn có thể lưu lại các trang web để xem offline, mở nhiều tab, và duyệt web mà không bị theo dõi bằng cách sử dụng chế độ Incognito. Dù không được cài sẵn Adobe Flash, nhưng các video trên YouTube đều mở được.

 Về khả năng kết nối, bạn có thể sử dụng HSDPA+ với tốc độ tải về lên tới 21.1 Mbps, hay Wi-Fi để kết nối internet. Các chức năng kết nối bổ sung khác cũng có mặt, bao gồm Bluetooth, GPS, và NFC. Chiếc smartphone cũng có thể được kết nối với máy tính bằng một cáp microUSB đi kèm trong bộ phụ kiện.

Duyệt web trên Motorola RAZR i

Máy ảnh

 Điều thú vị đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy khi kiểm tra camera 8 megapixel của chiếc điện thoại này là ứng dụng khởi động rất nhanh, chỉ cần ấn vào nút chụp ảnh, giao diện chụp ảnh hiện lên chỉ trong một giây, cho phép người dùng chụp một bức ảnh gần như ngay lập tức. Trong chế độ chụp liên tiếp, 10 bức ảnh độ phân giải đầy đủ sẽ được chụp liên tục trong khoảng 1 giây, một tốc độ thực sự nhanh đối với một máy ảnh điện thoại. Hơn nữa, phần mềm chụp ảnh cũng đủ thông minh với khả năng cho người dùng biết khi nào thì chuyển sang chế độ HDR thì hợp lý, và thông qua các bức ảnh mẫu, các bức ảnh HDR trông khá được.

Nhưng nhìn chung, chất lượng các bức ảnh không có gì quá đặc biệt. Những bức ảnh trông ổn, với điều kiện là bạn không phóng to 100%, vì khi đó sẽ dễ dàng nhận thấy những ‘hạt sạn’ và nhiều chi tiết đẹp bí mất. Chất lượng của video 1080p cũng tương tự - mượt mà với tốc độ 30 khung hình một giây, nhưng lại có phần sạn.

Đa phương tiện

 

 Người dùng sẽ được thưởng thức những bản nhạc hay thông qua ứng dụng Google Play Music, một ứng dụng mặc định trên Android 4.0. Ứng dụng này có nhiều tính năng thú vị, chẳng hạn khả năng phát bản nhạc mà bạn đã upload lên ‘đám mây’ hoặc mua thông qua Google Music (hiện tại chỉ có tại Mỹ). Bạn cũng có một bộ cân bằng âm thanh với nhiều thiết lập sẵn, một công cụ tăng âm bass và một công cụ tăng cường âm thanh. Tất nhiên các chức năng điều khiển trên màn hình khóa và một widget trên homescreen cũng đều có.

Google Play Music

 Với khả năng hỗ trợ các video 1080p và hiển thị ở tỷ lệ 16:9, xem video và phim trên Motorola RAZR là một trải nghiệm thú vị. Ứng dụng video player có thể xử lý tất cả định dạng video thông dụng, bao gồm DivX, H.264 và QuickTime, đồng thời còn có chức năng cuộn lại và phát nhanh khi xem video 1080p.

Xem video full HD trên RAZR i

 

 

Chất lượng cuộc gọi

 Chất lượng cuộc gọi của Motorola RAZR i trên mức trung bình, với âm lượng từ loa thoại vừa đủ và giọng nói phát ra có độ sâu nên nghe tự nhiên hơn. Ở đầu kia cuộc gọi, giọng nói của tôi nghe to và rõ, chỉ có một chút xíu nghe hơi giống robot, có lẽ do hoạt động giảm tiếng ồn xung quanh của chiếc mic thứ hai.

Thời lượng pin

 Bên dưới lớp vở mặt sau của Motorola RAZR i là một cục pin 2000 mAh không tháo ra được. Theo như nhà sản xuất, cục pin này đủ cho việc sử dụng trong vòng 20 tiếng. Xem một đoạn vieo 1080p với độ sáng màn hình đặt ở mức cực đại dẫn đến kết quả là pin cạn hết chỉ trong vòng 5 tiếng rưỡi, trong đó riêng màn hình đã tiêu tốn tới 70% năng lượng.

Kết luận

 Motorola RAZR i là một chiếc điện thoại thông minh kết hợp những đặc điểm tốt nhất ở cả 2 khía cạnh: mặc dù nó sở hữu một màn hình 4.3 inch tương đối lớn, nó vẫn rất nhỏ gọn so với tiêu chuẩn hiện tại. Thực tế, với các biến thể RAZR M, đây là chiếc smartphone 4.3 inch nhỏ nhất hiện có trên thị trường. Đồng thời, nó cũng mang một sức mạnh đáng mơ ước đối với các thiết bị tầm trung, thậm chí có thể cạnh tranh với những thiết bị cao cấp khác.

 Nhưng vẫn còn đó một câu hỏi: bạn có nên mua nó? Điều này còn phụ thuộc vào việc liệu bạn muốn sở hữu nó mặc dù khả năng chụp ảnh còn hạn chế. Máy ảnh 8 megapixel hoạt động rất nhanh, nhưng các bức ảnh chỉ dừng lại ở chất lượng trung bình. Tương tự, giao diện người dùng tùy biến không thực sự gây ấn tượng, và nhiều khả năng bạn sẽ muốn sử dụng một giao diện khởi động của bên thứ ba. Bạn cũng đừng quên nhắc tới độ phân giải cao của của màn hình.

 Nếu muốn có sự lựa chọn khác bên cạnh Motorola RAZR i, bạn có thể cân nhắc chiếc HTC One S đầy phong cách, với mức giá hiện tại còn thấp hơn cả RAZR i. Với những ai muốn có một trải nghiệm thuần Google và phần mềm được cập nhật nhất, Samsung Galaxy Nexus sẽ là lựa chọn hoàn hảo, tuy không nhỏ gọn cho lắm nhưng lại được trang bị một màn hình HD lớn hơn. Với cùng số tiền, người dùng còn có thể mua Sony Xperia SL, với màn hình HD 4.3 inch và máy ảnh 12 MP.

Video đánh giá Motorola RAZR i

Nhận xét biên tập viên

1 review
Motorola
Đánh giá tổng thể
 
3.5
Thiết Kế
 
3.5
Tính Năng
 
3.5
Hiệu Suất
 
3.5
Motorola RAZR i là một chiếc điện thoại thông minh kết hợp những đặc điểm tốt nhất ở cả 2 khía cạnh: mặc dù nó sở hữu một màn hình 4.3 inch tương đối lớn, nó vẫn rất nhỏ gọn so với tiêu chuẩn hiện tại. Thực tế, với các biến thể RAZR M, đây là chiếc smartphone 4.3 inch nhỏ nhất hiện có trên thị trường. Đồng thời, nó cũng mang một sức mạnh đáng mơ ước đối với các thiết bị tầm trung, thậm chí có thể cạnh tranh với những thiết bị cao cấp khác.

Ưu và Nhược Điểm

Ưu Điểm
- Một chiếc smartphone 4.3 inch rất nhỏ gọn
- Chất lượng cuộc gọi tốt
Nhược Điểm
- Chất lượng ảnh cần phải được cải tiến thêm
- Giao diện tùy biến không được hoàn hả
Tố cáo đánh giá này Bình luận (0) | Nhận xét này có hữu ích cho bạn không? 0 0

Nhận xét người dùng

Chưa có đánh giá nào cho mục tin này.
Đã có tài khoản? hoặc Create an account